Còn nhớ vào năm 2000, ngay sau khi nữ VĐV Taekwondo Trần Hiếu Ngân giành được huy chương bạc tại Olympic Sydney ở hạng cân 57kg, chúng ta đã choáng ngợp như thế nào!
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam giành được huy chương ở một kỳ Thế vận hội, sau rất nhiều lần tham dự sân chơi tầm quốc tế này với tinh thần “học hỏi là chính, huy chương… không tính”. Tên tuổi và hình ảnh của Trần Hiếu Ngân đã tràn ngập các mặt báo khi đó…
Sau thành tích này, chỉ có thêm VĐV Hoàng Anh Tuấn ghi danh ở đấu trường toàn cầu, với huy chương bạc ở môn cử tạ hạng 56kg tại Olympic Bắc Kinh 2008. Thành tích đó của Tuấn cũng khiến những người yêu thể thao nước nhà nức lòng, và nhiều VĐV trẻ cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ.
Cho tới kỳ Thế vận hội Rio 2016 ở Brazil, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã làm rạng danh đất nước, với không chỉ là huy chương bạc, mà tới 2 huy chương: 1 vàng, 1 bạc, trong đó chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam với 202,5 điểm còn giúp anh phá kỷ lục Olympic!
Không chỉ là VĐV thể thao tài giỏi, anh còn là một người khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Ảnh: Getty Images.
Với thành tích ngoài sức tưởng tượng như vậy, Hoàng Xuân Vinh xứng đáng nhận được sự tán thưởng và tung hô từ dư luận. Nhiều tờ báo đã nói về những khoản tiền thưởng kếch xù dành tặng anh, và đề xuất trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Hoàng Xuân Vinh cũng đã được đưa ra.
Sau tất cả, VĐV bắn súng vốn là đại tá quân đội ấy vẫn giữ được sự điềm tĩnh vốn có, và thậm chí, anh còn từ chối xin danh hiệu Anh hùng Lao động cho cá nhân, bởi cho rằng chiến công có sự góp sức của nhiều người, nên đề xuất xem xét trao danh hiệu cho tập thể.
Với những gì đã thể hiện, cả trong trường bắn cũng như ngoài đời, anh xứng đáng trở thành một tấm gương để chúng ta học hỏi, cả về nhân cách cũng n