> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!
Theo ghi nhận của phóng viên, do nắng nóng liên tiếp những tháng qua, mực nước dưới chân rừng U Minh Hạ (Cà Mau) tiếp tục bốc hơi nhanh. Lớp bổi dễ cháy dưới chân rừng tiếp tục dày thêm, có nơi lên cả met. Nhiều tuyến kinh trong rừng do ít được nạo vét đang trong tình trạng cạn khô, gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển phương tiện chữa cháy và cung cấp nước phục vụ cho công tác phòng, chống cháy rừng (PCCR).
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải cho biết, hiện trên toàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có gần 43.000ha báo động cháy cấp 4 và 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Từ trung tuần tháng 3/2013, hầu như các cửa ra vào rừng đều được đóng cho đến bắt đầu mùa mưa mới mở lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng các LLVT kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng.
Còn vùng đệm rừng tràm U Minh hạ bị chết dần do khô hạn.
Công việc của những người canh rừng trên chòi canh cao 17m bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 21 h hàng ngày.
Dây leo bám trên tràm đang chết dần do khô hạn trở thành chất dễ bắt lửa.
Lớp bổi dưới chân rừng càng dày và khô từng ngày.
Một cột khói bốc lên trên lâm phần rừng tràm U Mingh đã được phát hiện.
Một góc rừng sản xuất của người dân U Minh.
Một góc rừng Tràm Cà Mau.
Một góc rừng tràm U Minh Hạ.
Nhân viên hợp đồng kiểm tra máy bơm phục vụ chữa cháy rừng.
Nhiều biển cấm như thế này đã được dựng lên và có hiệu lực từ trung tuần tháng 3 vừa rồi.
Nội dung tuyên truyền tại một chốt canh rừng của Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Nước dưới các con kênh trong rừng đã cạn kiệt.
Tại chốt canh rừng 2396.
Tại một chòi của người dân nhận hợp đồng canh rừng.
Hàng trăm chòi canh rừng như thế này đã được dựng lên để giữ rừng.
Nhân viên hợp đồng Nguyễn Văn phú trên tháp canh 17 met của chốt 2796.
Từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 19 vụ cháy rừng tràm, nhưng nhờ nhân dân và lực lượng kiểm lâm phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nên thiệt hại chỉ 16 ha.
Cái khó trong công tác PCCR là dân cư sống trong lâm phần khá đông (hơn 6.000 hộ), đời sống còn gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người dân còn bám vào rừng ăn ong, bắt cá. Các đơn vị quản lý rừng cho biết, năm nay lượng ong về làm tổ nhiều, mật ong lại có giá (trên 200.000 đồng/lít), từ đó nhiều người lén lút vào rừng lấy mật ong. Trong 19 vụ cháy rừng vừa qua, có đến 13 vụ do ăn ong.
Hiện tại, trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ hiện có gần 2.050 người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, có 463 lực lượng túc trực thường xuyên để canh lửa 24/24 giờ.
Riêng đối với Vườn Quốc gia U Minh Hạ - khu dự trữ sinh quyển của thế giới, hiện toàn bộ diện tích (8.527,8ha) đã bị khô hạn, trong đó dự báo cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm là 5.279ha. Ông Huỳnh Minh Nguyên, Giám đốc Vườn, cho biết cứ cách 1 - 3km là có một chòi canh lửa, mỗi chòi luôn ứng trực từ 3 - 5 lực lượng canh gác 24/24 giờ, 14 tổ máy bơm được rải đều, cùng với đó là gần 150 lực lượng và 11 đơn vị phối hợp sẵn sàng ứng cứu khi có cháy xảy ra.
Theo CAND Online