Căng thẳng ở Iran: Mỹ điều F-22 đến dằn mặt, Nga “ngỏ ý” chuyển giao S-400

Căng thẳng ở Iran: Mỹ điều F-22 đến dằn mặt, Nga “ngỏ ý” chuyển giao S-400

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 7, 29/06/2019 14:36

Tình hình khu vực Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi quân đội Mỹ mạnh tay điều động máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tới Iran thì Nga bất ngờ tuyên bố sẽ bán hệ thống phòng thủ đất đối không lẫy lừng S-400 cho chính quyền Tehran.

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên CNN, lực lượng Không quân tại Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) tuyên bố một phi đội máy bay tiêm kích tàng hình F-22 được điều động đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar. 

Phía Mỹ không chỉ rõ có bao nhiêu chiến đấu cơ F-22 đã có mặt tại Trung Đông tuy nhiên trong bức ảnh công bố có ít nhất 5 máy bay tiêm kích đang bay trên bầu trời quanh căn cứ không quân này.

Quân sự - Căng thẳng ở Iran: Mỹ điều F-22 đến dằn mặt, Nga “ngỏ ý” chuyển giao S-400

May bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ (ảnh: Nationalinterest).

F-22 từng được điều đến căn cứ Al Dhafra ở UAE. “Ác điểu” này đã từng tham gia chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào khủng bố ở Iraq và Syria, tuy nhiên sau đó được thay thế bằng các chiến đấu cơ F-15C vào năm 2018.

Vào hồi tháng 5/2019, Lầu Năm Góc đã triển khai các máy bay ném bom B-52 Stratofortress đến khu vực nhằm phản ứng trước những mối đe dọa từ Iran. Các máy bay này đã rất nhiều lần bay tuần tra qua khu vực vùng Vịnh bên cạnh các chiến đấu cơ F-15C và tiêm kích F-35.

Trong bối cảnh Mỹ tăng cường sức mạnh không quân nhằm tạo áp lực lên chính quyền Tehran. Phía Nga lại mở lời “chào mời” phương án phòng không tân tiến.

Sputnik dẫn thông báo từ văn phòng báo chí của Tập đoàn Quân sự-Kỹ thuật Liên bang Nga, cho biết, nước này sẵn sàng chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Iran. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa nhận được đề nghị chính thức nào từ phía Tehran về một thỏa thuận như vậy.

Quân sự - Căng thẳng ở Iran: Mỹ điều F-22 đến dằn mặt, Nga “ngỏ ý” chuyển giao S-400 (Hình 2).

Hệ thống phòng không S-400 của Nga được trưng bày tại Diễn đàn Quân sự-Kỹ thuật quốc tế Army 2017 (ảnh: AFP).

"Chúng tôi sẵn sàng thảo luận việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 Triumph, kể cả chuyển tới Iran. Thiết bị này không phải chịu các hạn chế được nêu trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ban hành ngày 20/6/2015.

Chúng tôi vẫn chưa nhận được đề nghị chính thức từ các đối tác của chúng tôi về vấn đề này", một đại diện của văn phòng báo chí Tập đoàn Quân sự - Kỹ thuật Liên bang Nga nói tại Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật quốc tế Army 2019, được tổ chức ở ngoại ô thủ đô Moscow, Nga.

Vị quan chức không nêu tên này đang nhắc tới Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, được thông qua cách đây bốn năm nhằm chứng thực thỏa thuận hạt nhân ký giữa Iran và sáu quốc gia khác lúc đó, bao gồm Nga.

Trước đó, vào tháng 5, hãng Bloomberg dẫn một số nguồn tin riêng cho biết Nga đã từ chối bán hệ thống S-400 cho Iran. Theo đó, Nga cho rằng nếu hệ thống S-400 hiện diện trên đất Iran sẽ làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Iran bác bỏ thông tin trên, khẳng định rằng Iran chưa có nhu cầu sở hữu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 nên chưa đưa ra bất kỳ lời đề nghị nào với Nga. Đầu tháng 6, phía Nga cũng tương tự, phủ nhận bài đăng của Bloomberg.

Quan hệ quốc phòng giữa Moscow và Tehran được đẩy mạnh trong nhiều năm qua với hàng loạt cuộc gặp cấp cao giữa quân đội hai nước, cũng như nhiều hợp đồng bán vũ khí và hợp tác kỹ thuật quân sự được thực hiện.

Năm 2015, Iran đã mua và biên chế 4 tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU-2 sau khi Nga gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Đây là một trong những tổ hợp phòng không uy lực nhất thế giới với khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình, cũng là nền tảng để Moscow phát triển hệ thống S-400 Triumf.

Bá Di (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.