Căng thẳng Triều Tiên: TT Donald Trump cần lời giải từ TT Putin

Căng thẳng Triều Tiên: TT Donald Trump cần lời giải từ TT Putin

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 22/05/2017 11:25

Triều Tiên sẽ là minh chứng mới nhất cho thấy việc không chịu bắt tay với Nga nhằm giải quyết khủng hoảng luôn là sai lầm của Mỹ.

TT Putin cầm lời giải cho bài toán Triều Tiên?

Viễn cảnh về một mối quan hệ thân ái giữa Mỹ và Nga đang trở nên u ám hơn bao giờ hết sau những lùm xùm thời gian qua. Trớ trêu thay, một trong những vấn đề chính sách đối ngoại lớn nhất của Washington hiện tại là vấn đề Triều Tiên sẽ không thể giải quyết nếu không có sự tham gia của Moscow - Leonid Bershidsky, bình luận viên tờ Bloomberg nhận định.

Tiêu điểm - Căng thẳng Triều Tiên: TT  Donald Trump cần lời giải từ TT Putin

Nga đang có quan hệ tiến triển với Triều Tiên.

Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong khi đó tiếng nói của Trung Quốc đã không còn sức nặng trong việc kiềm chế quốc gia Đông Bắc Á như trước.

Chủ nhật tuần trước, Triều Tiên đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo được cho là có khả năng tiếp cận căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam. Nó đã rơi xuống vùng biển Nhật Bản mà theo các báo cáo chỉ cách 96km về phía nam Vladivostok của Nga.

Phản ứng của ông Putin ngay sau đó đã thể hiện sự điềm đạm thường thấy. Bên cạnh việc nhắc lại rằng Nga không ủng hộ phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm cả trường hợp của Triều Tiên, ông kêu gọi "cần phải quay lại đối thoại với CHDCND Triều Tiên, ngừng đe doạ và tìm phương thức hòa bình để giải quyết những vấn đề này".

"Ngừng đe dọa  Triều Tiên" là lời hùng biện sâu sắc hơn những gì mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng nói hồi tháng 4, khi ông chỉ kêu gọi "tất cả các bên ngừng khiêu khích và hành động".

Đọc thêm>>> Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có về chung một "nhà" với Việt Nam

 Điện Kremlin hòa dịu hơn với Triều Tiên, thậm chí đổ lỗi cho Chính phủ Mỹ vì sự leo thang khủng hoảng gần đây.

Theo Bershidsky, với thái độ mềm mỏng như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Nga đã nhận được lời chúc mừng năm mới từ Bình Nhưỡng còn trước cả Trung Quốc.

Quan hệ thương mại Nga-Triều đã không vượt quá 100 triệu USD một năm trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù trong những năm 1970 và 1980, Liên bang Xô viết là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên khi chiếm 53% tổng kim ngạch thương mại (2,2 tỷ USD năm 1990).

Hai nước đã đặt mục tiêu tăng thương mại lên 1 tỷ USD một năm vào năm 2020, nhưng biểu hiện tăng trưởng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Tuy nhiên theo Bershidsky, thương mại không phải là cách tốt nhất để giành được thiện cảm từ chính quyền Kim Jong-un khi quốc gia này vốn đi theo nền kinh tế tự cung tự cấp. Vấn đề là Nga luôn dang tay mỗi khi Triều Tiên bị cô lập và cần giúp đỡ.

Tiêu điểm - Căng thẳng Triều Tiên: TT  Donald Trump cần lời giải từ TT Putin (Hình 2).

Muốn ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, Mỹ không còn cách nào ngoài hợp tác với Nga.

Tháng 5/2014, Tổng thống Putin đã ký xóa 90% khoản nợ 11 tỷ USD cho Triều Tiên. 10% còn lại có thể được sử dụng cho các dự án hợp tác Nga-Triều trong tương lai.

Cùng năm đó, Nga đã cung cấp 50.000 tấn lúa mì viện trợ cho Triều Tiên. Trong năm 2013, Moscow đã hoàn thành việc cải tạo liên kết đường sắt giữa hai nước, và trong tháng này, phà lưu thông đã mở giữa Vladivostok và cảng Rason của Triều Tiên.

Mỹ đối đầu Nga: Lợi bất cập hại

Tất nhiên Nga không bao giờ làm bất cứ điều gì miễn phí và bản thân nước này dường như cũng không hy vọng sẽ có được bất kỳ lợi ích nào từ Triều Tiên khi quy mô nền kinh tế hai bên vốn không tương xứng.

Giống như Trung Quốc, Moscow đang ủng hộ chính trị cho một quốc gia vùng đệm kìm hãm sự lớn mạnh của liên minh Mỹ và Hàn Quốc.

Theo Bershidsky, dù không muốn Triều Tiên phổ biến vũ khí hạt nhân, Moscow vẫn muốn nước này mạnh về mặt quân sự.

Bản thân chính quyền Kim Jong-un hiểu rằng đất nước họ đang đứng trong một khu vực mang tính chất địa chính trị đặc biệt.

Điều đó làm cho bất kỳ hành động tự phát nào từ quốc gia này sẽ rất khó xảy ra. Bình Nhưỡng tâm niệm, bên cạnh việc phát triển vũ khí trước sự đe dọa của Mỹ, họ cần phải giữ hòa khí với các láng giềng lớn của mình như Nga và Trung Quốc.

Một khi mối đe dọa hạt nhân trở nên quá lớn đối với Washington, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất để họ có thể thảo luận về vấn đề này.

Đòn bẩy kinh tế của Nga không phải là lớn nếu so với ủng hộ tài chính mà Bắc Kinh mang lại cho Triều Tiên, tuy nhiên Moscow đang chủ tâm muốn đặt mình vào vị thế lớn hơn so với trước.

Trong khi đó, nếu Mỹ không bắt tay với Moscow mà ngược lại còn đe dọa áp lệnh trừng phạt Nga chỉ vì giúp Triều Tiên, Bershidsky cho rằng điều này sẽ khó mang lại hiệu quả.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga chỉ làm cho chính Triều Tiên cảm thấy đang bị đe dọa tấn công nhiều hơn, đồng thời đẩy nước này gần gũi hơn với Moscow.

Kể từ năm 2014, Tổng thống Putin đã mang tầm ảnh hưởng của nước Nga trở lại ở nhiều nơi, bao gồm Ukraine, Syria, Iran, Libya và bây giờ là Triều Tiên. Cho đến nay, Mỹ vẫn đối đầu chính với Moscow ở các điểm nóng này.

Thực tế đã chứng minh, việc tránh hợp tác với Nga đồng nghĩa với việc Washington luôn gặp rắc rối hoặc sa lầy. Trừ khi Mỹ muốn đi theo con đường của riêng mình bằng việc mạo hiểm sử dụng vũ lực ở Triều Tiên, còn không, Tổng thống Trump sẽ cần có sự hợp tác của người đồng cấp Putin trong việc giải quyết khủng hoảng.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.