“Canh bạc” trong cuộc chiến giá dầu có đưa TT Putin thoát khỏi rủi ro và giành chiến thắng?

“Canh bạc” trong cuộc chiến giá dầu có đưa TT Putin thoát khỏi rủi ro và giành chiến thắng?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 20/03/2020 20:00

Ông Putin hy vọng sẽ biến những thành công trong chiến thuật ngắn hạn với việc phá hủy các kế hoạch sản xuất, gây áp lực cho ngân sách Saudi Arabia và giết chết ngành đá phiến dầu Mỹ thành chiến thắng dài hạn cho Nga. Dẫu vậy, chiến thuật này cũng có thể mang đến nhiều rủi ro cho tất cả người chơi, trong đó có cả Nga.

Theo Oilpride, sau nhiều đồn đoán quanh cuộc họp của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, sự khai mào của cuộc chiến giá dầu trên toàn cầu đã bắt đầu khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố: “Hãy cân nhắc quyết định từ hôm nay, khi mà từ mùng 1 tháng 4 trở về sau, chúng tôi không tham gia OPEC cũng không là nước ngoài OPEC mà cắt giảm sản lượng dầu nữa”.

Với động thái này, Nga đã bày tỏ quan điểm của mình với các nước OPEC, nhà lãnh đạo Saudi Arabia và cố gắng “dìm” xuống mức ngạt thở với ngành công nghiệp khoáng chất vốn đang ngắc ngoải của Mỹ.

Nga cũng đã từ chối việc cắt giảm sản xuất của các nước ngoài OPEC, OPEC+. Nga từ lâu đã có phản ứng tiêu cực với việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC +. Trong khi việc cắt giảm sản lượng dầu mang đến môi trường ổn định và giá dầu cao hơn, góp phần giúp giải phóng nợ nần và trở lại thặng dư ngân sách và thương mại. Giá cao hơn cũng góp phần giúp cho ngành công nghiệp đá phiến dầu của Mỹ tăng sản lượng, vượt qua Nga và Saudi Arabia, mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Tiêu điểm - “Canh bạc” trong cuộc chiến giá dầu có đưa TT Putin thoát khỏi rủi ro và giành chiến thắng?

Tuy nhiên, những động thái gần đây đã làm Nga bất bình đến mức sẵn sàng mạo hiểm lao vào cuộc chiến giá dầu kéo dài và toàn diện chống lại hai đối thủ vượt trội.

Về phía Saudi, Nga từ lâu đã cảm thấy rằng việc tăng giá dầu một cách giả tạo của OPEC do Saudi dẫn đầu đã đưa Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu lần đầu sau nhiều thập kỷ và do đó trở thành đối thủ nặng ký với thị trường xuất khẩu truyền thống .

Thứ hai, thay vì đầu tư vào các dự án khí đốt ở Siberia, Saudi Arabia đã công bố Dự án đá phiến dầu Jafuria - dự án đá phiến lớn nhất bên ngoài Mỹ, cho phép Saudi Arabia trở thành nhà xuất khẩu khí đốt.

Đồng thời, ông Putin đang gây áp lực với Riyadh (và gián tiếp là Abu Dhabi) để có được nhiều hoạt động phù hợp hơn với các hoạt động của Nga tại MENA, đặc biệt là Syria và Libya. Bằng cách phá vỡ OPEC +, ông Putin đã cho thấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đạt được các mục tiêu chiến lược khác của mình.

Về phía Mỹ, ngoài ngành công nghiệp đá phiến dầu tiếp tục tồn tại, Nga cảm thấy bất bình trước sự can thiệp của Mỹ và các lệnh trừng phạt mà nước này áp đặt với doanh nghiệp Rosneft do nhà nước Nga hậu thuẫn vì làm ăn với Venezuela và dự án Dòng chảy phương bắc 2 để cung cấp khí đốt vào châu Âu.

Nga tin Moscow vào khả năng của mình và tự đặt mình vào vị trí tương đối mạnh. Ba năm giá dầu ổn định đã mang đến cho người Nga tiềm năng năng lượng nhất định và niềm tin rằng nước này có thể chịu được giá dầu ở mức từ 25 đến 30 USD mỗi thùng trong 6 đến 10 năm tới.

Theo quan điểm này, ông Putin đang đánh cược, theo một vài cách nào đó.

Thứ nhất, Saudi Arbia, quốc gia đang bắt tay vào thay đổi lớn về cơ cấu đất nước cũng như nền kinh tế, nên nước này thiếu khả năng duy trì cuộc chiến về giá kéo dài khi họ cần 80 USD / thùng để cân bằng ngân sách và tài trợ cho những thay đổi cơ cấu đắt đỏ của mình. Tuy nhiên, Saudi Arabia cũng có nhiều nguồn tài chính khác nên giá dầu cũng chỉ tác động một phần nào đó.  

Thứ hai, ông Putin bước vào cuộc chơi dựa trên quan điểm tranh cử của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump rằng mấu chốt thành công cho cuộc bầu cử là hiệu suất của nền kinh tế Mỹ cũng như mức sống của các cử tri ủng hộ ông

Ông Trump luôn quan tâm đến việc giá xăng dầu thấp vì hẳn đây cũng là điều các cử tri của ông quan tâm.

Nga mở rộng cánh cửa giao tiếp với các quan chức cấp cao ở Mỹ và Saudia Arabia, tiếp tục thảo luận để tìm ra giải pháp. Cựu Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Saudi Khalid Al Falih và người đồng cấp Nga Novak vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Nhưng ông Putin hy vọng sẽ biến những thành công trong chiến thuật ngắn hạn với việc phá hủy các kế hoạch sản xuất, gây áp lực cho ngân sách Saudi Arabia và giết chết ngành đá phiến dầu Mỹ thành chiến thắng dài hạn cho Nga. Dẫu vậy, chiến thuật này cũng  có thể mang đến nhiều rủi ro cho tất cả người chơi, trong đó có cả Nga.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.