Khả năng nói và khả năng ngôn ngữ có khác nhau?
Khả năng nói là là việc thể hiện một ngôn ngữ và phát âm nó.
Khả năng ngôn ngữ là khả năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin, theo một cách có ý nghĩa.
Khả năng ngôn ngữ gồm: Thể hiện ngôn từ kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ có thể phát âm tốt các từ, nhưng chỉ ghép được 2 từ với nhau.
Trẻ chậm nói: Có thể sử dụng từ, cụm từ thể hiện mong muốn của mình, nhưng khó có thể hiểu được trẻ muốn gì, thích gì.
2 khả năng tuy rằng khác nhau nhưng lại chứa đựng những điểm trùng lặp, ba mẹ cần phân biệt rõ.
5 triệu chứng điển hình ở trẻ chậm nói
Trẻ thích sử dụng hành động hơn là lời nói
Khi đến giai đoạn tập nói, trẻ bi bô nói rất nhiều, hoạt náo tay chân đặc biệt khi trẻ muốn thể hiện mong muốn, sở thích của mình. Với trẻ chậm nói lại trái ngược lại, trẻ thường cầm, kéo tay người lớn đến chỗ mình muốn, thích chỉ tay hơn là nói.
Trẻ không thể hiện nhu cầu của mình bằng lời nói, điều này làm cho người lớn thấy khó hiểu, không biết trẻ muốn gì, cần gì đây.
Hạn chế về vốn từ
Giai đoạn phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng thông thường trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên là có thể nói được một số từ đơn giản. Cơ quan phát âm của trẻ nhỏ chưa hoạt động linh hoạt dẫn tới những khó khăn trong khả năng nói nhưng 2 tuổi là trẻ phải có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu ít hơn ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nhi.
Không bắt chước được các âm thanh
Có thể trẻ gặp các vấn đề về thính lực, trẻ không nghe rõ những gì người khác nói, không bắt chước được, tạo âm thanh không chuẩn, không tiếp nhận được ngôn ngữ. Cha mẹ cần phát hiện kịp thời để đưa trẻ thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng.
Không hiểu được các yêu cầu đơn giản
Theo mốc phát triển thông thường, lên 3 tuổi khả năng nghe hiểu của trẻ là tương đối tốt, trẻ có thể hiểu được các yêu cầu từ đơn giản cho đến phức tạp như “cầm cho mẹ cái này, cái kia”, “bật quạt cho mẹ”. Trẻ chậm nói ngay cả khi hỏi trẻ “con ăn chưa”, “con có khát nước không”, trẻ cũng đáp ứng rất chậm.
Không thể nói câu hoàn chỉnh
Trẻ có thể nói được những câu ngắn từ khoảng 2-3 từ nhưng nhiều hơn lại không thể, trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau, không thể nói một câu ghép hoàn chỉnh.
Ba mẹ chú ý, trên đây là các dấu hiệu tiêu biểu của trẻ chậm nói, ba mẹ cần nhận biết sớm để có biện pháp kịp thời.
Các mốc tuổi cần chú ý ở trẻ
Trẻ phát triển và hoàn thiện các khả năng dần dần qua từng giai đoạn, ba mẹ cần biết với độ tuổi của con thì phải có những kỹ năng nào, nếu trẻ chưa có, có thể con mình bị chậm nói.
- Trẻ 12 tháng: Bập bẹ được các phụ âm, đáp ứng với âm thanh, thể hiện được các động tác chào như vẫy tay.
- Trẻ 15 tháng: Đã nói được kha khá từ đơn giản, có thể hiểu và làm theo những chỉ dẫn của ba mẹ.
- Trẻ 18 – 24 tháng: Trẻ có thể chỉ vật và gọi tên, nói được những câu đơn có nghĩa, ghép được các từ đơn với nhau, vừa nói vừa bắt chước hành động của người khác.
- Trẻ 2 tuổi trở lên: Rất hay nói, dùng các đại từ nhân xưng như “ba, mẹ, con” tương đối thành thạo, nói được tên các bộ phận trên cơ thể, nhận biết được sự khác nhau giữa các đồ vật. Những câu trẻ nói rất dễ hiểu.
Đây là 4 mốc tuổi quan trọng của trẻ, ba mẹ cần chú ý quan sát.
Chậm nói có sao không?
- Trẻ ít nói, vốn từ không có nhiều, trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì các cuộc nói chuyện.
- Gặp phải sự chế giễu, chê bai của bạn bè, khiến trẻ khép mình, càng không muốn nói và không có hứng thú với việc nói.
- Không thể nói ra được suy nghĩ cũng như mong muốn sở thích của mình với người khác.
- Chậm nói, trẻ khó hòa đồng với các bạn cùng lứa tuổi khiến trẻ cảm thấy luôn cô đơn và bị cô lập.
- Quan ngại nhất là vấn đề chậm nói ở trẻ không phải là một trường hợp bệnh lý thông thường, có thể dùng thuốc chữa ngay được. Nó là cả một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều từ phía ba mẹ và gia đình của trẻ.
Dạy trẻ chậm nói thế nào cho hiệu quả?
- Dạy trẻ những từ đơn giản nhất, vì lúc này vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cần tích lũy từ vựng cho trẻ.
- Dạy trẻ nói kèm theo hình ảnh và hành động minh họa để trẻ dễ nhớ, dễ hình dung hơn.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời để kích thích khả năng tương tác và phản xạ của trẻ
- Hạn chế trẻ xem tivi, điện thoại, nếu cho trẻ xem ba mẹ nên ngồi cùng để trò chuyện cùng với trẻ, khuyến khích trẻ nói.
- Cần có lời động viên hay những tràng vỗ tay dành cho trẻ mỗi khi trẻ nói được từ mới, khích lệ trẻ hứng thú với việc nói.
Trên đây là một số phương pháp dạy cho trẻ chậm nói tại nhà, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm những chia sẻ kinh nghiệm chân thực của các bà mẹ có con chậm nói để tích lũy thêm thông tin cho mình như “Nguyên nhân vì sao con chậm nói?” “Khám trẻ chậm nói ở đâu?” “Can thiệp thế nào?”.
Can thiệp muộn, chậm trễ tương lai con. Đừng vì sự chủ quan nhất thời của mình mà tuổi thơ con lỡ nhịp.
Nếu còn vấn đề gì THẮC MẮC, phụ huynh có thể để liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí.
Thông tin hữu ích: Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não đặc hiệu hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho con là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và ghi nhận kết quả hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực: ► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu. ► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động. ► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu. ► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ. Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015. |
Kim Thoa