Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe hay không?

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe hay không?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 17/05/2024 10:57

“Cảnh sát cơ động có được kiểm tra ví, cốp xe của người điều khiển phương tiện hay không?" là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Cảnh sát cơ động gồm lực lượng nào?

Theo Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 thì Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh sát cơ động gồm: Lực lượng đặc nhiệm; Lực lượng tác chiến đặc biệt; Lực lượng bảo vệ mục tiêu; Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.

Tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động; Cảnh sát Cơ động công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cảnh sát cơ động có được kiểm tra cốp xe của người dân?

Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật của người tham gia giao thông có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật nêu trên phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành tiến hành kiểm soát, đơn cử như: Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng cảnh sát trật tự; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu.

Đồng thời, khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 1 người chứng kiến. Trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 1 người chứng kiến.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu có căn cứ cho rằng không tiến hành khám ngay sẽ khiến tang vật vi phạm hành chính có cơ hội bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài trưởng phòng CSGT ra, cán bộ, chiến sĩ CSGT, cảnh sát cơ động đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định quyền hạn của cảnh sát cơ động bao gồm: Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát; Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Như vậy, cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, kiểm tra giấy tờ tùy thân, kiểm tra cốp xe khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Đối tượng tuần tra, kiểm soát gồm khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công; người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.

Cảnh sát cơ động xử phạt vi phạm giao thông trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến lĩnh vực giao thông, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm giao thông, điển hình như:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định.

- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng.

- Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.

- Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường, đỗ xe trên dốc không chèn bánh.

- Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m, dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt.

- Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước,

- Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe.

- Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe.

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;...

Như vậy, CSCĐ có thể xử phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ tương tự CSGT.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.