Cảnh sát triệu tập các lãnh đạo Tiên Lãng

Cảnh sát triệu tập các lãnh đạo Tiên Lãng

Thứ 5, 27/12/2012 23:59

Chiều tối 7/2, Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng cho biết đã xác định rõ tên tuổi người lái chiếc xe xúc và một số đối tượng có liên quan đến việc hủy hoại tài sản, nhà cửa của ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.

Cảnh sát đã thu thập chứng cứ, tài liệu và ghi lời khai của các đối tượng gồm: ông Vũ Văn Kết, SN 1972, ở Tiên Hưng, Tiên Lãng; ông Vũ Văn Đoàn, SN 1968, ở Tiên Hưng, Tiên Lãng; anh Đặng Văn Tài, SN 1987 ở Tiên Hưng, Tiên Lãng.

Trao đổi với báo chí sáng nay, các đương sự này cho hay, họ được chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang thuê phá nhà ông Vươn với tiền công 500.000 đồng/ giờ, tổng cộng là 3 giờ với 1,5 triệu đồng.

Pháp luật - Cảnh sát triệu tập các lãnh đạo Tiên Lãng

Đương sự được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn với giá 1,5 triệu đồng. Ảnh: VNE

Công an TP Hải Phòng đã làm thủ tục mời các đối tượng có liên quan đến vụ việc gồm: ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch UBND huyện; ông Phạm Đăng Hoan, bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã để làm rõ việc ngôi nhà ông Vươn bị phá hủy và việc thủy hải sản… trong đầm ông Vươn bị mất theo trình báo của 2 nguyên đơn (vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương và vợ ông Quý là Phạm Thị Hiền).

Pháp luật - Cảnh sát triệu tập các lãnh đạo Tiên Lãng (Hình 2).

Vai trò của chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền như thế nào?

Pháp luật - Cảnh sát triệu tập các lãnh đạo Tiên Lãng (Hình 3).

Xe ủi tham gia phá nhà ông Vươn

Công an TP Hải Phòng cũng đang trưng cầu giám định, đánh giá số tài sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy, mất trộm để khởi tố vụ án và quy trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng liên quan.

“Pháp luật về đất đai ở nước ta chưa bao giờ cho cấp huyện có thẩm quyền quy định về thời hạn và hạn điền, thế mà Tiên Lãng dám tự quy định. Theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp quy định thống nhất thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm. Nếu đất được giao từ ngày 15-10-1993 trở về trước thì thời hạn được tính thống nhất từ ngày 15-10-1993, nếu đất được giao sau ngày 15-10-1993 thì tính từ ngày giao (quy định hồi tố về thời hạn sử dụng đất). Đây là chính sách rất lớn về đất đai của Đảng và Nhà nước ta.

Các quyết định thu hồi đất của Tiên Lãng có căn cứ vào hết thời hạn mà không được gia hạn. Trong khi đó, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 về thi hành Luật Đất đai (khoản 1 điều 34) quy định rằng khi hết thời hạn sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn đã quy định (20 năm), trừ một số trường hợp Nhà nước có quyết định thu hồi đất nhưng không trừ trường hợp Nhà nước thu hồi vì hết thời hạn. Đó là cái sai cơ bản thứ hai của chính quyền Tiên Lãng so với pháp luật hiện hành. Tiên Lãng đã tự quyết định trước cả những quyết định lớn về “làm gì khi hết thời hạn sử dụng đất của nông dân” mà Quốc hội sẽ quyết định trước ngày 15-10-2013.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Nguyệt Hà


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.