Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia

Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Chủ nhật, 23/12/2018 16:25

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cảnh báo công dân người Việt không được đến gần vùng xảy ra núi lửa, sóng thần đồng thời ra thông báo sẵn sàng hỗ trợ các nạn nhân trong thảm hoạ.

Vào khoảng 21h40 thứ 7 ngày 22/12, các vùng ở khu vực eo biển Sunda của Indonesia như Serang, Pandeglang và Nam Lampung phải hứng chịu sóng thần.

Theo BMKG, việc núi lửa Anak Krakatoa phun trào 24 phút trước đó đã gây ra một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển, cùng với đợt thủy triều dâng cao thất thường là nguyên nhân dẫn tới thảm họa sóng thần cao từ 3-5m đổ vào bờ biển hai đảo Java và Sumatra.

Tính đến thời điểm hiện tại, con số tử vong và ghi nhận thiệt hại vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia

Tờ Jakarta Post dẫn lời ông Sutopo Purwo Nugroho - người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia cho biết: "Đã có 400 tòa nhà, 9 khách sạn và 10 con tàu ở khu vực cũng bị hư hỏng nặng. Hiện tại ghi nhận có ít nhất 168 người chết, 745 người bị thương cùng hàng trăm ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn".

Ông Sutopo cũng đã đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra các đợt sóng thần tiếp theo vì núi lửa Krakatoa vẫn đang hoạt động, khuyến cáo mọi người tránh xa bờ biển trong thời điểm hiện tại.

Đáng lo ngại là con số người thiệt mạng có thể còn tăng nhanh bởi hiện tại lực lượng tìm kiếm cứu nạn vẫn chưa thể tiếp cận được toàn bộ các khu vực bị ảnh hưởng.

Theo kênh tin tức ABC của Australia, cơ quan cứu hộ của Indonesia đã xác nhận con số người thiệt mạng sau thảm hoạ sóng thần ở đảo Sumatra và Java hiện đã lên tới con số 205.

 

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 2).

Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Pandeglang của tỉnh Banten ở Java, bao gồm Công viên quốc gia Ujung Kulon và những bãi biển nổi tiếng phía tây nam thủ đô Jakarta. Ảnh: AFP/Getty.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 3).

Những đợt sóng thần tối 22/12 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực duyên hải quanh eo biển Sunda, Indonesia. Ảnh: AP.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 4).

Đống đổ nát của ngôi nhà ở Pandeglang sau sóng thần. Ảnh: Reuters.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 5).

Cảnh hoang tàn ở bãi biển Carita, Indonesia

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 6).
Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 7).

Nước dâng cao ập vào các tuyến đường tại những vùng ven eo biển Sunda vào rạng snsag 23/12. Ảnh: Twitter/ Oystein L. Anderse.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 8).

Thi thể của những nạn nhân sóng thần ở khu vực bãi biển Carita. Ảnh: AFP/Getty.

Môi trường - Cảnh tan hoang sau sóng thần và con số tử vong khủng khiếp ở Indonesia (Hình 9).

Thi thể một nạn nhân xấu số được tìm thấy và đang chờ để xác minh danh tính. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân sóng thần ở Pandeglang, Serang và Nam Lampung.

Ông Widodo cho biết đã lệnh cho tất cả các quan chức Chính phủ có liên quan thực hiện ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn và chăm sóc cho những người bị thương.

Báo Lao Động cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã liên hệ với đầu mối bộ Ngoại giao để nắm tình hình người Việt.

Tờ Tin tức cũng cho hay, Australia và New Zealand cũng cho biết hai nước này chưa có thông tin gì liên quan tới công dân của hai nước trong số các nạn nhân của trận sóng thần.

Theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia ngày 23/12, cho đến nay chưa có thông tin về người nước ngoài trong khu vực sóng thần chịu ảnh hưởng ở khu vực eo biển Sunda, bờ biển Anyr (Serang, tỉnh Banten) và Nam Lampung (tỉnh Lampung).

Trong thông cáo của Đại sứ quán có nhấn mạnh: "Đề nghị người Việt tại Indonesia không di chuyển tới vùng ảnh hưởng của sóng thần".

Vnexpress cho biết thêm, cộng đồng người Việt định cư tại Indonesia dao động từ 70 đến 100 người, tập trung chủ yếu ở Jakarta, Bali, Bandung, Surabaya và Batam.

Những trường hợp người Việt đang mắc kẹt tại khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần hoặc cần hỗ trợ, liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia qua đường dây nóng: (+62 21) 31907165, (62) 811161025 hoặc số hotline Bảo hộ công dân của cục Lãnh sự, bộ Ngoại Giao Việt Nam +84981848484.

Hiện, các đơn vị phản ứng khẩn cấp đang tập hợp thông tin để xác nhận liệu núi lửa Krakatoa phun trào có chính xác là nguyên nhân gây ra sóng thần hay không.

Bên cạnh đó, giới chức Indonesia lên tiếng xin lỗi vì không kịp thời đưa ra cảnh báo sóng thần. Họ thừa nhận lúng túng trong cách xử lý sóng thần lần này.

Minh Anh (tổng hợp)

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.