Cấp cứu thành công cho quân nhân nhà giàn DK1

Cấp cứu thành công cho quân nhân nhà giàn DK1

Nguyễn Thị Lành

Nguyễn Thị Lành

Thứ 4, 04/07/2018 12:10

Ngày 4/7, TS.BS chuyên khoa II Trương Đình Cẩm, Phó Giám đốc Nội bệnh viện Quân Y 175 cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho một quân nhân tại nhà giàn DK1.

Theo đó, Trung úy N.V.M. (SN 1987, nhân viên cơ yếu nhà giàn DK1) bị chóng mặt, choáng váng, có biểu hiện co giật hai chân, sau đó liệt nửa người, tiên lượng xấu. Cán bộ quân y Trường Sa đã đề nghị đưa bệnh nhân về đất liền điều trị.

Lúc 18h30 ngày 3/7, ngay sau khi chiếc máy bay quân sự đưa quân nhân N.V.M. hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, xe cấp cứu và đội ngũ y, bác sĩ đã nhanh chóng đưa bệnh nhân về bệnh viện Quân Y 175 để cấp cứu.

Theo bác sĩ Cẩm, quân nhân M. được đưa vào cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người bên trái. Kết quả siêu âm và chụp CT SCAN cho thấy, tại vùng cấp máu động mạch não giữa bên phải của bệnh nhân có mảng xơ vữa kèm theo huyết khối ở động mạch cảnh trong bên phải.

Cấp cứu thành công cho quân nhân nhà giàn DK1

Các bác sĩ bệnh viện Quân Y 175 cấp cứu cho bệnh nhân.

Bác sĩ Cẩm cho biết: “Bước đầu, chúng tôi nhận định, quân nhân này bị đột quỵ nhồi máu não bán cầu phải, tiên lượng nặng. Nguy cơ phù não sau nhồi máu não đang có dấu hiệu tiến triển nặng dần. Bệnh nhân có thể đi vào hôn mê và có những nguy cơ rối loạn về tuần hoàn hô hấp".

BS Cẩm cho biết thêm, tỉ lệ đột quỵ nhồi máu não ở người trẻ chiếm tỉ lệ khá thấp, do nhiều nguyên nhân gây ra như: Bất thường về cấu trúc mạch máu hoặc do xơ vữa động mạch tiến triển sớm. Tùy theo cơ địa và mức độ tổn thương mà bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ hay sẽ phải gánh chịu những di chứng nặng nề về vận động, thần kinh.

Hiện bệnh nhân vẫn đang được theo dõi và tích cực điều trị tại bệnh viện Quân Y 175. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn gấp giữa kíp trực nội, trực ngoại, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh.

Các bác sĩ bệnh viện thống nhất sẽ cho bệnh nhân an thần, nghỉ chơi tại giường, dùng thuốc để dự phòng cơn co giật, chống đông máu và tiến hành điều trị xơ vữa động mạch và dự phòng nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.