Cập nhật các ca khúc đã thành di sản: Cứng nhắc, thừa giấy vẽ voi

Cập nhật các ca khúc đã thành di sản: Cứng nhắc, thừa giấy vẽ voi

Lê Thị Ánh Tuyết

Lê Thị Ánh Tuyết

Thứ 4, 24/05/2017 10:19

Nhiều người tự hỏi, tại sao cục nghệ thuật biểu diễn phải cập nhật những ca khúc đã được phổ biến rộng rãi hàng chục năm qua? Cập nhật và cấp phép có gì khác nhau?

Theo thông tin mới nhất từ cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) thì cơ quan này “chỉ cập nhật thêm 324 bài hát vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới đối với 324 bài hát nói trên”. Tuy nhiên, cách lý giải này vẫn không làm thỏa lòng công chúng. 

Sự kiện - Cập nhật các ca khúc đã thành di sản: Cứng nhắc, thừa giấy vẽ voi

Ca khúc Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao có mặt trong danh sách 324 ca khúc được cập nhật, bổ sung đã khiến dư luận bàng hoàng.

Sau khi hàng loạt những thông tin liên quan đến việc cấp phép, phổ biến và bổ sung, cập nhật những ca khúc đã được sử dụng rộng rãi từ mấy chục năm như: Nối vòng tay lớn, Tiến quân ca hay Như có Bác trong ngày vui đại thắng… cục NTBD đã phải đón nhận rất nhiều ý kiến từ các tác giả và công chúng yêu nhạc Việt. Những ca khúc này đã được phát hành và phổ biến từ cách đây nhiều năm và có sức sống trường tồn trong lòng công chúng yêu nhạc.

Tiến quân ca là ca khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 và đã được lựa chọn làm Quốc ca từ năm 1946. Từ đó đến nay, ca khúc này đã được nhiều thế hệ người Việt cất cao tiếng hát. Thế nhưng,trong danh mục ca khúc được phổ biến trên website của bộ VH,TT&DL thì đến năm 2009, Tiến quân ca mới được cấp phép. Vậy là, phải đến hơn 60 năm, ca khúc này mới được cấp phép, còn trước đó, cả nước Việt Nam đã hát Quốc ca… không xin phép?!

Năm nay, cục NTBD lại đưa ra hàng loạt quy định cấm, cấp phép… liên quan đến nhiều ca khúc mà ai cũng thuộc này là một cách làm rất… cứng nhắc.

Sự kiện - Cập nhật các ca khúc đã thành di sản: Cứng nhắc, thừa giấy vẽ voi (Hình 2).

Nhiều người cho rằng, ca khúc Tiến quân ca đã là di sản của dân tộc và không cần bổ sung phổ biến. 

Cũng liên quan đến việc cấp phép, cách đây không lâu cục NTBD tạm dừng lưu hành một số ca khúc như Con đường xưa em đi,hay cấp phép cho các khúc Nối vòng tay lớn đã nhận được những phản ứng gay gắt từ phía gia đình tác giả, hội nhạc sĩ và khán giả yêu nhạc Việt. Cục không đưa ra được lí do thấu tình, đạt lý về việc, tại sao tạm dừng lưu hành ca khúc Con đường xưa em đi, hay tại sao phải cấp phép cho các khúc Nối vòng tay lớn trong khi ca khúc này đã được đưa vào chương trình dạy âm nhạc lớp 9 của hệ trung học cơ sở.

Việc nhập nhèm giữa “cấp phép” và “cập nhật” hàng loạt ca khúc đã được công chúng thuộc nằm lòng và hát qua vài thế hệ cho thấy sự “tiền hậu bất nhất” của cục NTBD với chính những văn bản mà Cục đưa ra để rồi lại phải đính chính, giải thích.

Và trước sự việc “bổ sung, cập nhật” 324 ca khúc, dư luận chỉ biết ngao ngán lắc đầu trước những điều chỉnh kiểu “thừa giấy vẽ voi” của cục NTDB và công chúng lại tiếp tục đặt câu hỏi: Cập nhật ca khúc nghĩa là gì? Tại sao phải cập nhật? Cập nhật nghĩa là tác giả lẫn ca sĩ thể hiện đều không phải xin phép để được cấp phép, hay cập nhật là nghĩa khác của từ “cấp phép”? Câu hỏi này những người sáng tác âm nhạc và công chúng yêu nhạc vẫn đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ Cục.

Xem thêm >>> Cấp phép Quốc ca, cục Nghệ thuật Biểu diễn có vi hiến?

Khương Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.