Cấp phép Quốc ca, cục Nghệ thuật Biểu diễn có vi hiến?

Cấp phép Quốc ca, cục Nghệ thuật Biểu diễn có vi hiến?

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 3, 30/05/2017 10:28

"Hiến pháp có hiệu lực pháp luật cao nhất và không có văn bản nào “trên” Hiến pháp cả", luật sư Nguyễn Thế Truyền khẳng định.

Sự việc cục NTBD “cập nhật, bổ sung” thêm 324 bài hát vào danh sách được phổ biến rộng rãi, trong đó có ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam khiến dư luận “nổi sóng” những ngày qua. Trước những luồng ý kiến trái chiều về sự việc PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền (Liên đoàn luật sư Việt Nam) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thưa ông, việc cục NTBD cho phép phổ biến rộng rãi ca khúc Tiến quân ca có vi hiến, bởi ca khúc này đã được công nhận là Quốc ca của Việt Nam trong Hiến pháp?

Tôi cũng có đọc thông tin về quan điểm của Cục khi ban hành văn bản gồm danh mục hơn 300 bài hát. Theo đó, danh sách này không nhằm mục đích cấp phép phổ biến cho ca khúc sáng tác trước 1975 mà chỉ là cập nhật, bổ sung vào danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Nếu ở quan điểm này thì việc làm của Cục không “phạm luật”. Nhưng, dưới góc nhìn của những người làm luật như cá nhân tôi, việc Cục phải làm lúc này, là thay đổi câu từ cũng như nội dung văn bản nhằm đề cập đúng và đủ, tránh hiểu lầm - tình trạng đang diễn ra hiện nay.

Sự kiện - Cấp phép Quốc ca, cục Nghệ thuật Biểu diễn có vi hiến?

Ca khúc Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam được cục NTBD cập nhật vào danh sách phổ biến rộng rãi.

 Với ca khúc như Tiến quân ca mà cục NTBD lại có văn bản để phổ biến rộng rãi thì có  “lạm quyền” quá không, thưa anh?

Như đã nói ở trên, Tiến quân ca là một ca khúc được Nhà nước ghi nhận là Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là tài sản chung của đất nước và được quy định rõ trong Điều 13 Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua. Không một cơ quan đoàn thể nào lại cho mình quyền cho phép phổ biến rộng rãi bài hát này.

Như chúng ta đều biết, mọi người phải làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp là văn bản. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia quy định về những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp có hiệu lực pháp luật cao nhất và không có văn bản nào “trên” Hiến pháp cả.

Như đã nói ở trên, dù văn bản số 278/GP-NTBD được cục NTBD ban hành với mục đích gì đi chăng nữa cũng hoàn toàn vi hiến, điều đó không có gì phải nói thêm cả.

 Vậy theo ông, việc có văn bản cho phép phổ biến rộng rãi ca khúc Tiến quân ca thì phải xem xét xử lý trách nhiệm người ban hành, bộ phận tham mưu  như thế nào?

 Rõ ràng, nếu đây là văn bản ban hành với mục đích để phổ biến rộng rãi ca khúc Tiến Quân ca, người đứng đầu cơ quan,  bộ  phận tham mưu, người ký phải chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm đầu tiên là về việc ban hành văn bản đề đạt, sửa đổi, bổ sung, tạm dừng, bãi bỏ văn bản đã công bố

Trách nhiệm thứ hai là về chuyên môn, đó là kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, xử phạt vi phạm của cơ quan có thẩm quyền tùy theo mức độ.

Sự kiện - Cấp phép Quốc ca, cục Nghệ thuật Biểu diễn có vi hiến? (Hình 2).

 Luật sư Nguyễn Thế Truyền.

Nhiều ý kiến cho rằng, bộ VH, TT & DL cần xem xét lại năng lực, trình độ của lãnh đạo Cục NTBD. Ông có suy nghĩ gì?

Có một thực tế, từ trước đến nay, việc cấp phép bài hát chưa có sự chuyên nghiệp và đảm bảo sự tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, với những bài hát phổ biến đi liền với cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc đã được công nhiên sử dụng trong suốt thời gian dài.

Cái việc đặt ra yêu cầu quản lý là cần thiết, tuy nhiên quản lý thế nào cho đảm bảo tính phù hợp, vừa đảm bảo tính khả thi lại đòi hỏi nhà làm luật phải cân nhắc rất kỹ lưỡng… Câu chuyện quản lý Nhà nước luôn là chủ đề nóng không chỉ riêng trong lĩnh vực nghệ thuật, việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, giới showbiz có nhiều vấn đề. Cục NTBD có cần quan tâm đến những vấn đề đó để chấn chỉnh, thay vì cho ra đời những văn bản thừa thãi và vô lý như trên?

Thực ra, cục NTBD đã sớm nhận ra những điều này, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, do ý thức của người dân/nghệ sỹ còn chưa cao nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Sớm nhận ra sự nhức nhối trong hoạt động biểu diễn, Cục đã ban hành rất nhiều văn bản, cấp phép cho nhiều ca khúc, tuy nhiên, việc gấp rút ban hành mà chưa qua nghiên cứu khiến việc ban hành còn gặp nhiều sai sót buộc phải thu hồi.

Cảm ơn ông!

Xem thêm:

GS Nguyễn Minh Thuyết: 'Cục NTBD phản ứng thái quá'

'Tiến quân ca' được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép rộng rãi?

 Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.