Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên

Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 5, 30/05/2019 19:50

Cặp rắn hổ mang chúa được phát hiện dưới chân Núi Cấm đã được bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang và sẽ sớm được trả về tự nhiên ở một địa điểm “bí mật”.

Báo Người lao động đưa tin, ngày 30/5, Công ty CP Du lịch An Giang (thành viên Tập đoàn Sao Mai) phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tiến hành làm lễ bàn giao cặp rắn hổ mang chúa cho Chi cục Kiểm lâm An Giang tại Khu Du lịch Đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Tin nhanh - Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên
Tin nhanh - Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên (Hình 2).

Quá trình bàn giao cặp rắn "khủng" (ảnh: Người lao động).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Xuân Lâm, Trạm trưởng Trạm Bảo tồn động vật hoang dã (thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), cho biết đơn vị này chỉ có nhiệm vụ gắn chíp theo dõi cặp rắn hổ mang chúa này, còn việc Chi cục Kiểm lâm An Giang thả ở vị trí nào thì xin được giữ "bí mật" để đảm bảo cặp rắn không bị săn bắt trái phép.

"Chúng tôi nhận thấy việc doanh nghiệp bàn giao cặp rắn hổ mây (hổ mang chúa) cho Chi cục Kiểm lâm An Giang để chúng được trở về với môi trường tự nhiên hoang dã là việc làm đúng đắn. Chúng tôi mong sau khi trở lại với môi trường thiên nhiên, cặp rắn này sẽ có cuộc sống tốt đẹp, bình an, sớm sinh sản thêm những cá thể mới để góp phần làm đa dạng sinh học trong hệ thống sinh thái sinh vật rừng nhiệt đới Việt Nam", ông Lâm chia sẻ.

Tin nhanh - Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên (Hình 3).
Tin nhanh - Cặp rắn hổ mang chúa ở Núi Cấm sẽ được gắn chip trước khi thả về tự nhiên (Hình 4).

2 con rắn hổ mây được phát hiện (ảnh: Dân Việt).

Theo Dân Việt, trước đó, công nhân Tập đoàn Sao Mai đã bắt được 2 con rắn hổ mây "khủng" trên dưới chân Núi Cấm và đem nuôi nuôi nhốt tại Khu du lịch, Di tích lịch sử Cách mạng đồi Tức Dụp thuộc ấp Ninh Hòa, xã An Tức, huyện Tri Tôn.

Ngay khi tiếp nhận thông tin trên, các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã đến kiểm tra. Bước đầu, ngành chức năng xác định 2 con rắn trên là rắn hổ mang chúa - nhóm động vật quý hiếm thuộc nhóm 1b, trọng lượng khoảng 18 kg/com, chiều dài khoảng 4m/con (khác với thông tin ban đầu là cặp rắn hổ mây "khổng lồ" nặng tới 60kg).

Sau đó, Bộ NNPTNT đã có văn bản gửi UBND tỉnh An Giang về việc thống nhất với phương án chọn nơi cặp rắn hổ mang chúa này từng sinh sống để thả về nhưng phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người.

UBND tỉnh An Giang đã liên hệ với các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đến hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm khu vực thích hợp trên đỉnh núi Cấm để tiến hành thả cặp rắn hổ mây.

Bá Di (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.