Cậu bé 3 tuổi chưa biết nói, biết cười

Cậu bé 3 tuổi chưa biết nói, biết cười

Thứ 4, 02/10/2013 13:56

Trời chạng vạng tối. PV đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội (23 Nguyễn Công Hoan) theo lời hẹn với các bác sĩ tại đây. Tại phòng tiếp xúc bênh nhân, trước mắt PV là hình ảnh đôi vợ chồng dáng vẻ lam lũ đang cố gắng dỗ một bé trai khóc ngằn ngặt….

3 tuổi vẫn không nghe, không nói

Chị lấy vạt áo lau vội dòng nước mắt đang thi nhau chảy xuống. Đôi mắt chị thâm quầng, trũng sâu bởi những đêm mất ngủ. Với giọng nói ngắt quãng, chị kể cho chúng tôi nghe về nỗi buồn lo của mình.

Chị tên là Vũ Thị Loan, sinh năm 1958, trong một gia đình nghèo tại huyện Mỹ Hào (Hưng Yên). Duyên vợ chồng đến với chị cũng muộn mằn. Năm 28 tuổi chị mới lập gia đình với anh Nguyễn Ngọc Trinh hơn chị 1 tuổi, là người cùng xã.

Trước khi lấy chị Loan, anh Trinh đã có một đời vợ và có cô con gái riêng. Duyên trời run rủi cho chị Loan và anh Trinh gặp nhau, cùng cảnh ngộ cơ hàn, nên hai người dễ cảm thông và thương yêu nhau.

Niềm vui của cặp vợ chồng nghèo đơm hoa khi cô con gái chào đời năm 2000 và năm 2010, tổ ấm nhỏ bé của chị Loan lại chào đón một thành viên mới, đó là bé Nguyễn Ngọc Hiếu. Tuy cuộc sống cơ cực, khốn khó trăm bề nhưng hai người vẫn cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc. 

Năm 2001, khi Hiếu được hơn 1 tuổi, họ hàng khuyên anh chị đưa Hiếu đi khám vì thấy bé có những biểu hiện không giống với những bé bình thường bằng tuổi. Cậu bé đờ đẫn, hay rên khóc, khi người lớn làm trò không thấy cậu bé có phản ứng lại.

Xã hội - Cậu bé 3 tuổi chưa biết nói, biết cười

Hành trang mỗi lần đưa con đi khám bệnh

Lời khuyên của họ hàng cộng với những biểu hiện anh chị nhận thấy trong thời gian chăm bé, vợ chồng chị Loan quyết định vay mượn và đưa cháu lên Bệnh viện Nhi khám bệnh. Theo chuẩn đoán ban đầu, cháu chỉ có rối loạn nhẹ và suy dinh dưỡng độ 2. Nhưng khi được kiểm tra chức năng nghe, anh chị như chết đứng khi hay tin con đã bị điếc ở mức độ nặng nhất.

Chị Loan chia sẻ: “Hóa ra vì con không thể hiểu người khác nói gì và không thể cất thành lời những điều mình muốn nên mới hay khóc lóc, đập phá đồ đạc. Thế mà anh chị lại tưởng con hư nên hay quát mắng cháu”.

Có lẽ vì không thể nghe và giao tiếp, Hiếu trở nên cáu kỉnh và biếng ăn. Đã 3 tuổi nhưng Hiếu yếu ớt và gầy nhỏ như bé 1 tuổi. Chị Loan chia sẻ: “Cháu ăn rất ít cơm, mỗi ngày chỉ ép ăn được vài thìa, ăn quá là nôn ra hết”. Mỗi lần đòi hỏi thứ gì, Hiếu chỉ biết ú ớ ra ký hiệu, khi không được đáp ứng thì bé rên rỉ, la khóc.

Các bác sỹ khuyên chị Loan mua bộ máy trợ thính để hỗ trợ việc nghe và học nói của cháu, nhưng số tiền quá lớn, nằm ngoài khả năng của gia đình. Thương con, anh chị cố gắng gom góp, vay mươn họ hàng để mua máy cho Hiếu.

Cho đến nay, số tiền anh chị vay mượn vẫn chưa thể chả hết nhưng điều đáng nói là Hiếu vẫn không thể nghe và lọc tiếng tạp âm như bình thường. Việc lắp máy trợ thính còn khiến bé cảm thấy khó chịu và đau đớn. Hiếu thường quằn quại, rên khóc mỗi khi phải đeo chúng vào tai.

Số tiền quá sức tưởng tượng

Cứ nghĩ rằng đứa con trai duy nhất của mình sẽ suốt đời phải truyền đạt thông tin bằng tay, thì một ngày, được người họ hàng cho biết về chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo bị câm điếc do Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội phối hợp với Công ty Thiết bị Y tế Nam Việt tổ chức, anh chị lại “khăn gói quả mướp” đưa con lên Hà Nội tìm hi vọng cho con,

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương (phòng Khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội) cho hay: “Bé Nguyễn Ngọc Hiếu bị điếc diện nặng, tình trạng bệnh rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị dị tật suốt đời. Nếu được can thiệp điều trị kịp thời thì có thể bé sẽ đi học và dần hòa nhập được với cộng đồng…”.

Các bác sỹ cho biết, việc chữa trị cho bệnh nhân bị điếc bẩm sinh có thể thực hiện bằng phương pháp cấy điện cực ốc tai. Đây là kỹ thuật cấy một thiết bị điện tử vào bên trong ốc tai nhằm thay thế tế bào lông của ốc tai. Từ đó, những kích thích âm thanh sẽ theo dây thần kinh thính giác thông qua các kích thích xung điện lên trung ương thần kinh ở vỏ não. Phương pháp này có thể giúp cho bé T nghe và lọc âm một cách hiệu quả, từ đó việc học nói cũng có thể được diễn ra bình thường.

Việc cấy điện cực ốc tai đối với trẻ điếc bẩm sinh có hiệu quả nhất là ở giai đoạn từ 12 tới 36 tháng tuổi, sau giai đoạn này, hiệu quả của phương pháp cũng bị giảm đi, khi đã tới 6 tuổi, việc học nói của trẻ sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Bé Hiếu đã 3 tuổi, nếu được thực hiện phẫu thuật trong giai đoạn này là vô cùng lý tưởng. Tuy nhiên vấn đề kinh phí phẫu thuật cho bé là điều các bác sỹ rất trăn trở.

“Hiện nay có 2 hãng cung cấp thiết bị điện cực ốc tai  ở Việt Nam, giá từ 21.000- 30.000 USD (khoảng 400 - 600 triệu đồng) một bộ. Chưa kể, sau quá trình cấy ghép, để phục hồi thính giác, luyện cho trẻ nói, bố mẹ còn phải bỏ việc đến viện cùng con, việc học nói của trẻ cũng vô cùng tốn kém”, chuyên viên Nguyễn Thị Ánh Mây (công ty Thiết bị Y tế  Nam Việt (HearLife) cho biết.

Xã hội - Cậu bé 3 tuổi chưa biết nói, biết cười (Hình 2).

Người mẹ thương con cứ bồng thằng bé đi hết dãy hành lang hun hút dài và buồn.

Số tiền để chữa trị cho bé Hiếu thật quá sức tưởng tượng của anh chị và gia đình, đôi vợ chồng nghèo quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng mong đủ ăn còn khó huống chi có được 600 triệu chữa bệnh cho con.

Từ khi sinh bé Hiếu, chị Loan ngoài việc đồng áng thì thời gian còn lại phải luôn bên cạnh để chăm lo con con. Mọi gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai người chồng làm nghề phụ hồ. “Bố cháu làm việc quần quật ngày đêm được gần 2 triệu đồng/tháng nhưng còn lo cho bé lớn ăn học, bé Hiếu lại hay đau yếu nên không tiết kiệm được đồng nào.

“Chi tiêu trong gia đình mỗi ngày chỉ gói gọn trong khoảng 20.000 đồng. Mỗi lần đưa con ra Hà Nội khám, hai vợ chồng phải nhịn đói cả ngày. Ở Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ. Có nhớ một lần đưa cháu ra BV Bạch Mai khám, chồng tôi ngồi ghế đá cả đêm, mặc cho muối đốt, cho sương sa chỉ để tiết kiệm 5000 đồng tiền thuê một chỗ ngủ tập trung gần bệnh viện. Với chúng tôi, tiền dù chỉ là 500 đồng khi tiêu cũng phải đắn đo thì nói gì tới 5000 đồng. Tiền còn phải tập trung chữa bệnh cho con. Giờ phí phẩu thuật cấy điện cực lỗ tai lên đến 400-500 triệu đồng thì gia đình biết lấy đâu ra….”, chị ôm chặt lấy con của mình mà khóc.

Chỉ một thời gian nữa, nếu không được phẫu thuật cấy điện cực ốc tai, bé Hiếu sẽ mãi mãi không nghe thấy gì. Không nghe được, bé cũng sẽ không bao giờ biết gọi bố, gọi mẹ. Không có đôi tai để cảm nhận cuộc sống, đường đời phía trước của Hiếu sẽ vô cùng mịt mờ.

 

Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm với trường hợp bé Nguyễn Ngọc Hiếu xin gửi về địa chỉ: Anh Nguyễn Ngọc Trinh- Trại 35, thôn Tứ Mỹ, xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên.

Ngọc Phạm- Văn Tùng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.