Ẩm thực thế giới ghi nhận những món ăn đặc biệt khi mà nhắc đến nó, chúng ta nghĩ ra ngay tính đặc trưng khái niệm ẩm thực cùng sự độc đáo.
Gà hong gió - đặc sản của Tây Tạng - là một món ăn như thế.
Gà hong gió hay còn gọi là Feng gan ji là một món ăn truyền thống của người Tây Tạng. Đặc sản này có hương vị gần giống với thịt xông khói và có thể bảo quản trong thời gian dài.
Là một món ăn đắt đỏ, cầu kỳ nhưng cái tên mĩ miều ấy trái ngược với sự tàn nhẫn đến rợn người mà những người chế biến làm với chú gà.
Không ngoa khi nói rằng, để có thể làm một con gà hong gió đúng vị, người đầu bếp cần một con dao sắc, một cái đầu lạnh, một con gà sống và một quả tim vô cảm.
Đầu tiên, thay vì vỗ về và cắt tiết nhân đạo, người cầm dao một đao mổ phanh con gà khi đang sống và còn nguyên lông, sau đó lôi toàn bộ nội tạng của chú gà ra ngoài.
Theo quan niệm, việc để gà còn sống trong quá trình chế biến nhằm đảm bảo độ tươi ngon của thịt gà, giúp cân bằng âm - dương, và thậm chí có thể coi là món ăn "đại bổ".
Con gà lúc này giãy nảy vì đau đớn, chưa dừng lại ở đó, người ta chà xát muối cùng các loại gia vị cay vào bụng và da con gà. Cần đảm bảo rằng các thao tác đó thật nhanh, đảm bảo từ lúc mổ bụng cho đến lúc khâu bụng để phơi gió, chú gà ấy vẫn còn sống!
Con gà thoi thóp trải qua cùng cực của nỗi đau cho đến lúc chết hẳn, héo khô quắt và cho ra món gà hong gió!
Lúc nãy những vị thực khách giàu có háo hức với chiếc ví dày cộp thưởng thức món ăn có 1 không 2 này trong tâm trạng phấn khích và háo hức.
Món gà hong gió dễ bảo quản, thịt mềm, mùi thơm, không dầu mỡ, người già và trẻ nhỏ đều ăn được.
Không mấy ai dũng cảm dám xem trực tiếp cảnh chế biến gà hong gió, ở Tây Tạng có một vùng đất phơi gà, mỗi buổi chiều, người ta nghe thấy những tiếng rên rỉ của gà phơi gió đầy ám ảnh và sợ hãi.
Và bạn biết đấy, gà có thể không biết suy nghĩ, nhưng chúng cũng biết kêu khi đau!
Hiện nay, do cách thực hiện món gà hong gió quá tàn nhẫn, bị lên án nên ở một số vùng, người ta đã cắt tiết gà nhân đạo thay vì mổ bụng moi sống nội tạng để giảm bớt quá trình đau đớn của chúng.
Nguyên Anh (Nguồn Ifeng)