Cây gạo biết chữa bệnh, báo oán ở Hải Phòng

Cây gạo biết chữa bệnh, báo oán ở Hải Phòng

Thứ 6, 06/12/2013 09:51

Theo GS. Ngô Đức Thịnh, những hiện tượng ly kỳ và "tác dụng" chữa bệnh của cây gạo có thể là do trùng hợp

Nhiều năm nay, người dân ở làng Quý Kim, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng liên tục truyền tai nhau những câu chuyện thần bí về ngôi miếu Chân Kim và cây gạo cổ thụ từng bị sét đánh cháy đen ở địa phương này.

Xã hội - Cây gạo biết chữa bệnh, báo oán ở Hải Phòng

Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ được thêu dệt xoay quanh cây gạo ở làng Kim Quý

Theo những người dân nơi đây, từ lâu cây gạo và ngôi miếu đã có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người làng Quý Kim. Theo lời các vị cao niên trong làng, cây gạo có tuổi đời khoảng 700 năm và rất linh thiêng. Ai bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp chỉ cần vào miếu Quý Kim thắp hương xin sau đó xin ít vỏ cây về, đập nát hoặc rang vàng, hạ thổ rồi đắp lên vết thương là khỏi. Người làng cũng thừa nhận, có một số gia đình đã chữa khỏi được bong gân, rạn xương… nhờ vào vỏ gạo. Không chỉ vậy, những chuyện ly kỳ như "thần bướm" hình mặt người xuất hiện, bát hương bỗng dưng bị hất vỡ tung, đàn lợn không cánh mà bay, bị trừng phạt nếu có hành động thất lễ… cũng được người dân tôn sùng và cho rằng đó là biểu hiện của việc thần thánh hiển linh.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với PV Người Đưa Tin, GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá Việt Nam cho rằng: "Thờ cúng tự nhiên là giai đoạn trong lịch sử tư duy của con người và hiện nay vẫn còn nhiều dấu vết trong đời sống. Câu nói "thần cây đa, ma cây gạo" của người Việt cho thấy việc tôn sùng các hiện tượng tự nhiên đã có từ rất lâu. Người ta tự trao cho nó một quyền năng và thờ cúng các hiện tượng đó".

Theo GS. Thịnh, các hiện tượng tự nhiên nếu biết sử dụng sẽ trở thành một thế mạnh. Việc thờ cúng tự nhiên tạo ra mối quan hệ không phải là tự nhiên thuần tuý mà là một sự gắn bó vô cùng sâu sắc với đời sống con người. Những nơi thờ cúng "thần cây" thì không ai dám xâm phạm đến cây cối. Có thể cha ông ta không có khía cạnh này nhưng về mặt khách quan nó lại có tác dụng bảo vệ tự nhiên. Con người thiêng hoá tự nhiên để bảo vệ tự nhiên. Vấn đề là con người hiện đại có kế thừa được hay không mà thôi. Một nhà văn nước ngoài đã từng nói: "Khi con người không coi cái gì là thiêng liêng nữa thì con người có thể làm bất cứ điều gì tàn ác và tàn ác nhất". Chính vì thế, sinh ra các hiện tượng tâm linh là để khống chế cái ác.

Xã hội - Cây gạo biết chữa bệnh, báo oán ở Hải Phòng (Hình 2).

GS Ngô Đức Thịnh

Lý giải hiện tượng ở làng Kim Quý, GS. Thịnh nhấn mạnh: "Đó là việc thờ cúng tâm linh rất bình thường. Những điều kỳ bí có thể do một sự trùng hợp nào đó. Niềm tin vào sự linh thiêng có sức mạnh rất lớn, tác động đến tâm lý và nhiều khía cạnh con người. Việc chữa bệnh cũng vậy, người bị mắc bệnh có thể khỏi nhờ uống thuốc nhưng cũng có thể nhờ các cách tác động về tâm lý. Nhiều khi có thể chữa bệnh bằng cách tạo cân bằng âm dương, không điều trị bằng các phương pháp hiện đại mà thông qua cúng bái và dùng thuốc tự chế. Biết đâu trong những thứ thuốc tự tạo lại có chất nào đó có tác dụng cân bằng âm dương của con người.

Vị GS này cũng nhấn mạnh: "Niềm tin đó tạo nên sự đa dạng của cuộc sống, tuy nhiên người dân không nên đẩy đến mức cuồng tín rồi dẫn đến mê tín dị đoan. Việc thiêng hoá tự nhiên là nhu cầu tâm linh của con người. Con người không có đời sống tâm linh thì cũng mất đi rất nhiều giá trị, song cũng cần có thái độ đúng đắn, đừng vì quá tin mà có những hành động mất lý trí".                               

P. Hạnh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.