Cậy nắp quan tài đòi 'mây mưa' với... xác chết

Cậy nắp quan tài đòi 'mây mưa' với... xác chết

Thứ 5, 21/11/2013 15:15

Khi sắp làm lễ khâm liệm, có lẽ vì quá thương xót mỹ nhân của mình nên Mộ Dung Hy chạy tới cạy nắp quan tài rồi ngay trước mặt bá quan văn võ, 'ân ái' với thi thể của Phù Hoàng hậu.

Hành động của Mộ Dung Hy khiến cả triều đình phải há mồm trợn mắt. Có lẽ tìm khắp các kinh điển Nho gia mà họ đã đọc từ khi tóc còn để chỏm cũng không thấy hành động nào “kinh thiên động địa” như vậy…

Nhờ tình nhân, chiếm ngai vàng

Vào năm 383, Tuyên Chiêu Đế nhà Tiên Tần là Phù Kiên dẫn đại quân tấn công Đông Tấn, bị thảm bại ở sống Phì Thủy. Nhân cơ hội đó, các bộ tộc ở phương Bắc tranh nhau tách ra, lập thành nước riêng. Mộ Dung Thùy cũng nhân cơ hội đó muốn hồi phục lại nhà Tiền Yên (337-370) của người Tiên Ty vì thế, năm 384, Thùy tự xưng là Yên Vương, thành lập một đế chế riêng.

Hai năm sau, Mộ Dung Thùy tự xưng đế, định đô ở Trung Sơn (nay là huyện Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), thống trị toàn bộ khu vực Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây và một bộ phận Hà Nam, Liêu Ninh ngày nay, sử sách gọi đây là Hậu Yên.

Mộ Dung Hy vốn là con trai út của Mộ Dung Thùy, do vậy về lý thì không có cơ hội ngồi lên ngai hoàng đế. Tuy nhiên, vào năm 398, Mộ Dung Bảo - người kế vị của Mộ Dung Thùy, bị một quý tộc Tiên Ty là Lan Hãn giết chết. Mộ Dung Thịnh là con trai trưởng của Bảo đồng thời cũng là con rể của Lan Hãn, do vậy, đã được Lan Hãn chọn để kế vị ngôi hoàng đế.

Tuy nhiên, sau khi lên ngôi hoàng đế, Mộ Dung Thịnh quyết trả thù cho cha, giết phăng Lan Hãn, phong cho mẹ ruột mình là Đinh Phi làm hoàng thái hậu. Ngồi trên ngai vàng chưa được bao lâu, trong mộc cuộc binh biến, Thịnh bị giết. Đinh Thái hậu lấy lý do “vận nước lúc nguy nan, nên lập con lớn làm vua”, dự định phế bỏ thái tử đang còn nhỏ tuổi.

Gia đình - Cậy nắp quan tài đòi 'mây mưa' với... xác chết

Ảnh minh họa

Rất nhiều triều thần ủng hộ em trai của Mộ Dung Thịnh là Mộ Dung Nguyên làm hoàng đế. Tuy nhiên, Đinh Thái hậu thì lại muốn Mộ Dung Hy khi đó mới 17 tuổi đồng thời cũng là người tình của mình trở thành người kế vị. Nhờ có thế lực của Đinh Thái hậu, Mộ Dung Hy cuối cùng đã ngồi lên được ngai vàng Hậu Yên.

Tuy nhiên, sau khi lên ngôi hoàng đế, Mộ Dung Hy bắt đầu mê đắm với những mỹ nữ bạt ngàn trong hậu cung, ghẻ lạnh Đinh Thái hậu. Lúc bấy giờ, hai mỹ nữ được Hy sủng hạnh nhất là hai chị em họ Phù - Phù Nhung Nga và Phù Huấn Anh. Tới năm 402, Mộ Dung Hy phong cho Phù Nhung Nga làm chiêu nghi, Huấn Anh làm quý tần. Điều này khiến Đinh Thái hậu vô cùng tức giận, làm ầm ĩ một trận.

Nghĩ rằng, mình có thể đưa Hy lên ngôi thì cũng có thể phế truất Hy, Đinh Thái hậu gửi mật thư cho cháu mình là Đinh Tín chuẩn bị chính biến, lật đổ Mộ Dung Hy. Không ngờ, sự việc bị bại lộ, Mộ Dung Hy mượn cớ buộc Đinh Thái hậu phải tự sát rồi giết luôn cả Đinh Tín.

Kể từ sau khi Đinh Thái hậu tự tận, không còn ai ràng buộc, Mộ Dung Hy càng thêm tham tàn, cả ngày chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Trong số hai chị em nhà họ Phù, Mộ Dung Hy đặc biệt sủng ái cô em Huấn Anh. Do vậy, chẳng bao lâu sau khi Đinh Thái hậu qua đời, Hy lập Phù Huấn Anh lên làm hoàng hậu.

Vì hai chị em họ Phù, Mộ Dung Hy sẵn sàng vung vãi tiền trong quốc khố, thậm chí đến cả tính mạng của bách tính thường dân cũng chẳng màng. Sử sách chép lại rằng, có lần, đang giữa mùa đông rét buốt nhưng Phù Hoàng hậu lại nổi hứng muốn đi săn.

Mộ Dung Hy đương nhiên chiều lòng người đẹp, huy động hàng chục ngàn người chuẩn bị cho cuộc đi săn. Cuối cùng, chỉ vì một cuộc đi săn đó của Mộ Dung Hy đã khiến cho hơn 5.000 binh lính bị chết vì quá lạnh. Mộ Dung Hy sủng hạnh chị em họ Phù tới mức đi đánh trận cũng mang theo Phù Hoàng hậu. Không chỉ có vậy, ngay cả khi ra trận, Mộ Dung Hy cũng cho Phù Hoàng hậu ngồi chung xe.

Có lần, khi mang quân đánh Khiết Đan, thấy quân địch binh hùng tướng mạnh, Mộ Dung Hy định thu quân song Phù Hoàng hậu nhất định không chịu, muốn phải có chiến thắng mới trở về. Mộ Dung Hy không muốn làm mất hứng của Phù Hoàng hậu, mệnh lệnh cho quân lính đi vòng hơn 3 ngàn dặm đánh nước nhỏ hơn là Cao Câu Ly. Kết quả là trên đường đi, quân lính nửa chết vì rét, nửa chết vì đói, cuối cùng thất bại thê thảm trở về.

Cậy nắp quan tài, “ân ái” mỹ nữ

Tuy nhiên, không may cho Mộ Dung Hy, ít lâu sau, hai chị em họ Phù lần lượt mắc bệnh qua đời. Có lẽ chẳng phải nói cũng có thể tưởng tượng ông hoàng háo sắc họ Mộ Dung đã đau đớn tới mức nào. Tuy nhiên, những gì xảy ra trong thực tế có lẽ vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người. Sử sách chép rằng, khi biết tin Phù Hoàng hậu qua đời, Mộ Dung Hy đã khóc lên khóc xuống, còn đau thương hơn cả khóc cha mình chết.

Hy ôm Phù Hoàng hậu lòng khóc lóc nói: “Một người xinh đẹp nhường này, sao lại có thể chết được!”. Nói xong, Mộ Dung Hy lăn ra ngất ngay tại chỗ. Tuy nhiên, sự “xót thương” đối với người đẹp của Mộ Dung Hy chưa dừng ở đó.

Người ta kể rằng, sau khi tỉnh lại, Mộ Dung Hy tự tay bế thi hài của Phù Hoàng hậu đặt vào quan tài để làm chuẩn bị làm lễ an táng. Tuy nhiên, khi sắp làm lễ khâm liệm, có lẽ vì quá thương xót mỹ nhân của mình nên Mộ Dung Hy chạy tới cạy nắp quan tài rồi ngay trước mặt bá quan văn võ, “ân ái” với thi thể của Phù Hoàng hậu. Hành động của Mộ Dung Hy khiến cả triều đình phải há mồm trợn mắt. Có lẽ tìm khắp các kinh điển Nho gia mà họ đã đọc từ khi còn để chỏm cũng không thấy hành động nào tương tự như vậy.

Không để cho các đại thần kịp hết ngạc nhiên, sau khi đã “ân sủng” Phù Hoàng hậu lần cuối, Mộ Dung Hy ra lệnh cho bá quan văn võ đều phải khóc thương Phù thị. Sợ rằng, các đại thần sẽ giở trò dối trá, Mộ Dung Hy còn sai người kiểm tra.

Nếu như ai khóc mà ra nước mắt thì được coi là thực sự thương xót, sẽ được thưởng còn những ai khóc mà không ra nước mắt thì sẽ bị trừng trị. Mệnh lệnh được ban xuống, các đại thần ai nấy đều lo sợ bị phạt, khóc thương rầm rĩ.

Sau đó suốt nhiều ngày, Mộ Dung Hy nhất định không chịu cho mai táng Phù Hoàng hậu. Cho tới khi thi thể Phù Hoàng hậu bị phân rữa, mùi hôi thối bay khắp cung điện, Mộ Dung Hy mới ngậm ngùi để người ta mang thi thể Phù thị đi chôn cất.

Người ta kể rằng, ngày đưa tang Phù Hoàng hậu, Mộ Dung Hy giống như một đứa con có hiếu, tóc tai buông xõa, rối bù, chân không bám theo xe tang khóc lên khóc xuống, hoàn toàn chẳng còn chút tôn nghiêm nào của một hoàng đế. Khi xe tang ra đến cổng thành, do xe tang được làm quá lộng lẫy nên còn cao hơn cả công thành, không thể đi ra được. Mộ Dung Hy thấy vậy bèn ra lệnh cho quân lính phá cổng thành để cho xe tang đi ra.

Sau đó, để thể hiện tình cảm chân thành của mình với Phù Hoàng hậu, Mộ Dung Hy còn cho xây dựng một lăng mộ rất xa hoa và rộng lớn gọi là “Chinh Bình Lăng”, dự định sau này sẽ chôn cùng Phù Hoàng hậu tại đây.

Ngoài ra, chị dâu của Mộ Dung Hy là Trương thị vì là người có chút nhan sắc cũng bị Hy ra lệnh phải tuẫn táng theo Phù Hoàng hậu… cho có bạn. Những người dân Hậu Yên thấy những chuyện hoang đường mà Mộ Dung Hy làm, chỉ biết nhìn nhau lắc đầu mà rằng: “Hậu Yên sắp bị diệt tới nơi rồi!”.

Quả nhiên, tới tháng 7 năm 407, Trung Vệ Tướng quân Phùng Bạt và Tả Vệ Tướng quân Trương Hưng vì bất bình với hành động hoang đường của Mộ Dung Hycùng nhau liên kết với Mộ Dung Vân khởi binh chống lại Mộ Dung Hy. Quân của Mộ Dung Vân nhanh chóng đánh bại quân của Hy.

Hy thua trận, chạy về cung cải trang quần áo thường dân để trốn chạy nhưng chưa được bao xa thì bị bắt. Mộ Dung Vân ra lệnh giết chết Mộ Dung Hy bêu đầu giữa chợ. Cuộc đời vị hoàng đế hoang dâm và hoang đường bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc kết thúc.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.