Cây sưa 100 tỷ thành củi khô: Thông tin bất ngờ từ chính quyền xã

Cây sưa 100 tỷ thành củi khô: Thông tin bất ngờ từ chính quyền xã

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 5, 06/04/2017 09:19

Lãnh đạo xã Hòa Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) khẳng định, việc bán cây sưa “mặc áo giáp sắt” gặp khó khăn là do các cụ trong thôn chưa đồng tình.

Thông tin vụ việc cây sưa đỏ hơn 130 năm tuổi từng được trả giá 100 tỷ đồng ở chùa làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) đang có hiện tượng khô héo khiến nhiều người dân lo lắng.

Trước ý kiến của người dân cho rằng việc bán cây gặp khó khăn và cây sưa “giáp sắt” này bị “chết dần… chết mòn”, có nguy cơ thành củi đun sẽ gây lãng phí, PV báo Người Đưa Tin đã liên lạc với chính quyền xã Hòa Chính để làm rõ sự việc. 

Xã hội - Cây sưa 100 tỷ thành củi khô: Thông tin bất ngờ từ chính quyền xã

Thân cây sưa "giáp sắt" đang bị khô và có nhiều vết mọt (Ảnh: Nhất Nam).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho hay: "Vướng mắc của việc bán cây sưa là do một nhóm các cụ không đồng tình với việc bán đấu giá. Trong khi đó, theo luật, việc bán cây bắt buộc phải theo hình thức đấu giá".

Cũng theo ông Chính thì cả cây sưa “mặc áo giáp sắt” và cây sưa nhỏ bên cạnh đều nằm trong khuôn viên chùa và là tài sản cộng đồng. Việc bán sưa cần được sự đồng thuận của người dân.

Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết thêm: “Không phải chính quyền xã không quan tâm mà do một số cụ chưa đồng ý bán đấu giá. Các cụ cho rằng khi bán cây, các cụ phải quản lý tiền mà theo quy định, số tiền này sẽ được chuyển vào ngân sách".

"Tất nhiên tiền này là chi trả cho các cụ và cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính nhưng khi đấu giá thì phải chuyển vào ngân sách”, ông Chính nhấn mạnh.

Xã hội - Cây sưa 100 tỷ thành củi khô: Thông tin bất ngờ từ chính quyền xã (Hình 2).

Thân cây được "mặc áo giáp sắt" nhằm chống "sưa tặc" (Ảnh: Nhất Nam).

Ông Chính cho biết, việc bán sưa 20,5 tỷ đồng sau đó bán đấu giá được 31 tỷ đồng đến nay chưa giải quyết xong là do các cụ cho rằng việc gửi số tiền 20,5 tỷ đồng vào ngân hàng thì đến nay lãi cũng được trên 30 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền trên vẫn bị phong tỏa.

Trao đổi với PV về hiện tượng cây sưa đỏ bị chết dần, ông Vũ Văn Tuyến – Trưởng thôn Phụ Chính cho biết: “Sau khi nhánh cây sưa bị cắt vào năm 2010, cây đã có hiện tượng hoại tử và bị khô dần”.

Vị Trưởng thôn Phụ Chính chia sẻ, cơ quan chức năng cho hay cây sưa này có tuổi đời trên 130 năm. Thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây được trả giá trên 100 tỷ đồng.

Theo ông Tuyến, mặc dù phần cây sưa từng được bán giá 20,5 tỷ đồng vào năm 2010, nhưng sau khi bị thu đến năm 2015, phần gỗ này được bán đấu giá 31 tỷ đồng. Số tiền đã được chuyển về xã nhưng chưa được sử dụng do các vấn đề liên quan. Vừa qua, phòng Thanh tra Pháp luật của cục Cảnh sát Hình sự (C45 - bộ Công an) đã về thu thập các thông tin, làm việc với chính quyền địa phương để giải quyết dứt điểm vụ bán gỗ sưa này.

Xã hội - Cây sưa 100 tỷ thành củi khô: Thông tin bất ngờ từ chính quyền xã (Hình 3).

Cây sưa nhỏ tại chùa Phụ Chính cũng được quây bởi dây thép gai. Thân cây khá to một người ôm không xuể (Ảnh: Nhất Nam).

“Nguyện vọng của người dân hiện nay là mong muốn được bán cây sưa để tu bổ các công trình phúc lợi. Chúng tôi cũng đã đề bạt nguyện vọng này lên xã từ năm ngoái (2016) và đang chờ các cấp chính quyền làm thủ tục”, ông Tuyến thông tin.

Về công tác bảo vệ cây sưa, một cán bộ Công an xã Hòa Chính cho biết, ngoài việc cây sưa được rào bằng các thanh sắt thì lâu nay, đơn vị vẫn thường xuyên cử lực lượng đi tuần cũng như bảo vệ cây sưa, đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn. 

Nhất Nam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.