Trong thời đại bùng nổ công nghệ, ông Đoàn Huy Thuận, CEO FSI khẳng định dữ liệu không chỉ là kho tàng thông tin mà còn là "bệ phóng" giúp doanh nghiệp bứt phá. Tuy nhiên, nếu không được khai thác hiệu quả, dữ liệu có thể trở thành "đầm lầy" kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Dưới đây là những bài học kinh nghiệm thực tế từ lãnh đạo công ty công nghệ FSI, sau hơn 16 năm đồng hành triển khai các dự án Chuyển đổi số về dữ liệu trọng điểm cho hàng ngàn tổ chức, tập đoàn Việt Nam, nhằm xây dựng mô hình kinh doanh 2024 hiệu quả, cách dữ liệu được tận dụng tối đa, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quyết định kinh doanh sáng suốt hơn: Không thể bỏ qua dữ liệu
Trong bối cảnh năm 2024, khi mà các doanh nghiệp đang đối mặt với thực trạng dữ liệu tăng trưởng theo cấp số nhân, mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu (hay data driven business) là giải pháp giúp tạo ra giá trị từ việc thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu, không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể, theo nghiên cứu của McKinsey, các công ty có năng lực phân tích và sử dụng dữ liệu hiệu quả có khả năng thu hút khách hàng mới cao gấp 23 lần, có mức độ trung thành của khách hàng cao gấp 9 lần và cơ hội tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình cao gấp 19 lần so với đối thủ.
Lí giải về những lợi ích của mô hình data driven cho doanh nghiệp, ông Đoàn Huy Thuận, Tổng Giám đốc công ty FSI, đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ số trong khai phá dữ liệu, cho biết: “Ứng dụng data driven sẽ giúp doanh nghiệp giám sát chặt và cải tiến nhanh các hoạt động kinh doanh, quy trình vận hành thông qua thu thập, phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Cùng với đó, nhờ những kiến giải tới từ dữ liệu thực tế thay cho dự đoán cảm tính, các quản lý, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, hiệu quả hơn, giúp tăng khả cạnh tranh."
Tuy nhiên, dù nhận thức được ưu thế của mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu, CEO công ty FSI chia sẻ: "Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố 2023, thực tế hiện nay chỉ có 2.2% tức rất ít doanh nghiệp Việt có khả năng làm chủ công nghệ để phân tích dữ liệu, áp dụng hiệu quả vào việc kinh doanh, vận hành, hay thực sự thành công với mô hình data driven business."
Số ít các doanh nghiệp này thường tập trung vào các công ty, tập đoàn lớn, đã có sự “trưởng thành” cả về nhân sự, công nghệ, văn hóa khai thác dữ liệu. Còn lại, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc đã hoàn tất tạo lập, thu thập một lượng lớn dữ liệu nhưng chưa tìm được phương án để khai thác hiệu quả, làm cho dữ liệu trở nên "sạch-sống", tạo ra giá trị thực.
Những chuẩn bị cốt lõi để xây dựng thành công mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu
Nối tiếp phần thảo luận về chủ đề “xây dựng mô hình data driven cho doanh nghiệp Việt”, ông Đoàn Huy Thuận, đại diện FSI cho biết: "Dựa trên kinh nghiệm tiếp xúc, làm việc với hàng ngàn doanh nghiệp thuộc đa ngành, FSI đã rút ra 3 yếu cốt lõi để thúc đẩy mô hình data driven thành công là con người, lộ trình dữ liệu và công cụ."
Chi tiết hơn về công tác chuẩn bị con người, ông Thuận chia sẻ: “Dù ở bất kỳ mô hình kinh doanh nào, con người luôn là yếu tố quyết định thành bại. Do đó, doanh nghiệp nên ưu tiên xây dựng đội ngũ nhân sự có kỹ năng về dữ liệu, thông qua đào tạo tư duy phân tích, quản trị dữ liệu ở các cấp quản lý, và cách sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu với mức độ chuyên sâu phù hợp ở mọi cấp nhân sự. Xa hơn, cần tham vấn, hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành về dữ liệu để khai thác hiệu quả, tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp."
Bên cạnh đó, bàn về tầm quan trọng của lộ trình khai phá dữ liệu, CEO FSI cho rằng, việc thiếu lộ trình rõ ràng có thể dẫn đến việc thu thập và lưu trữ dữ liệu không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và dễ sa vào "đầm lầy dữ liệu". Ngược lại, khi có lộ trình bài bản, doanh nghiệp dễ dàng xác định mục tiêu, lựa chọn công cụ phù hợp và ứng dụng dữ liệu hiệu quả để tạo ra giá trị.
Tuy nhiên, việc xây dựng lộ trình dữ liệu là một bài toán khó, do đó, doanh nghiệp nên có sự tham khảo và đồng hành cùng đơn vị có năng lực tư vấn tổng thể, am hiểu đặc thù doanh nghiệp địa phương và chuyên môn cao trong lĩnh vực xử lý dữ liệu, điển hình như FSI.
Sau cùng, khi yếu tố con người và định hướng tổng thể đã có, doanh nghiệp cần lựa chọn các công cụ quản lý và khai thác dữ liệu có khả năng mở rộng theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng như sử dụng dễ dàng, thuận tiện.
Một lỗi thường thấy ở các doanh nghiệp là đầu tư quá nhiều công nghệ đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, thiếu tổng thể và ít có sự liên thông dữ liệu giữa các hệ thống, dễ khiến cho dữ liệu bị phân mảnh, khó khai thác.
Trao đổi về bộ công cụ, giải pháp về dữ liệu của FSI, ông Thuận cho biết, với thế mạnh về khả năng làm chủ nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dữ liệu lớn (Big Data) như: Cloud Computing (điện toán đám mây), Machine Learning (công nghệ học máy), Deep Learning (công nghệ học sâu),... hệ sinh thái sản phẩm của FSI cung cấp đầy đủ từ hạ tầng tới nền tảng và phần mềm, đáp ứng đa dạng các bài toán dữ liệu từ tạo lập, kết nối, lưu trữ tới khai thác và ứng dụng dữ liệu vào vận hành hiệu quả.
Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt “ra quyết định dựa trên dữ liệu hiệu quả”, FSI đã và đang không ngừng mở rộng hợp tác cùng các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, tiến tới bổ sung, hoàn thiện hệ sinh thái, từ đó, đem tới các giải pháp tổng thể đảm bảo chất lượng cao, chi phí linh hoạt và nhanh chóng đem lại giá trị thực tế cho doanh nghiệp.
Cùng FSI bắt đầu hành trình đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn dựa trên dữ liệu từ hôm nay: https://fsivietnam.com.vn/
Thu Hà