Cha mẹ biến đường phố thành "võ đường", trẻ nhận lại gì khi chứng kiến?

Cha mẹ biến đường phố thành "võ đường", trẻ nhận lại gì khi chứng kiến?

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 4, 17/10/2018 07:00

Bố mẹ thường cho rằng trẻ con không để ý đến những khi người lớn tranh cãi, nhưng thực ra, chúng luôn theo dõi và học hỏi. Những hành động bạo lực này gây ảnh hưởng không hề nhỏ để tinh thần của trẻ.

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng vô cùng xôn xao về cảnh tượng 2 bậc phụ huynh trẻ tranh cãi thậm chí đánh nhau ngay giữa lòng đường và còn tệ hơn là trước sự chứng kiến của đứa con bé bỏng. Trong khi đứa bé sợ hãi, chỉ biết đứng gào khóc, cha mẹ của cậu chẳng hề mảy may để ý, liên tục xỉ vả, đấm đá lẫn nhau.

Gia đình - Cha mẹ biến đường phố thành 'võ đường', trẻ nhận lại gì khi chứng kiến?

Vụ việc cặp vợ chồng trẻ đánh nhau ngay trước mặt con gây chấn động mạng xã hội.

Gia Đình Mới trích lời nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho biết, trẻ từ 3 tuổi trở đi đã bắt đầu hình thành nhân cách, đã bắt đầu nhận thức được về bố mẹ và những người xung quanh.

Những hình ảnh bạo lực xảy ra ngay trước mắt có thể khiến trẻ khiếp sợ, gây những tổn thương trong lòng. Một số bé sẽ sống thu mình lại vì sợ hãi, vì mặc cảm, một số thậm chí bị ám ảnh. Tất cả đều có thể dẫn tới những rối loạn về tâm lý.

Cũng chia sẻ với báo Gia Đình Mới, Ths. Bs Phạm Bích Hà - Phòng khám Cây Thông Xanh nói: “Tất cả đều nghĩ, đứa trẻ chưa đầy 3 tuổi hoặc vẫn bế vác trên tay mẹ chưa hề nhận thức được điều gì. Thế nhưng, không ai trả lời được, tại sao chúng lại khóc? Vì lo sợ, ai cũng hiểu, nhưng chúng lo sợ điều gì? Đó là khi, cha mẹ - hai thần tượng trong cuộc đời trẻ từ khi sinh ra, người bao bọc, bảo vệ chúng tấn công nhau. Nhận thức non nớt khiến trẻ không thể hiểu vì sao cha mẹ mình lại làm vậy, chúng chỉ nghĩ lỗi từ chúng chứ không phải từ người lớn”.

Người lớn luôn là tấm gương để trẻ học theo. Thế nên, việc phải chứng kiến hành động bạo lực của “tấm gương” sẽ để lại những ấn tượng xấu cho trẻ. Theo thời gian, nếu không được điều chỉnh nó sẽ khiến trẻ hình thành tính cách xấu. Không chỉ vậy, hành động bạo lực còn có thể làm trẻ bị chấn động tinh thần cho trẻ

Soha.vn chia sẻ kết quả một cuộc nghiên cứu của giáo sư Gordon Harold, giảng viên Khoa tâm lý học của trường Đại học Sussex ở các trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình. Những ảnh hưởng tâm lý có thể dẫn đến các biểu hiện bên ngoài:

- Lo lắng, buồn nghiền

- Không tự tin

- Cô đơn, tự kỷ

- Trở nên hung hăng, bạo lực

- Có suy nghĩ tự tử

Một nghiên cứu khác của trường Đại học York (Canada) phát hiện con cái của các cặp vợ chồng ly dị bị những cuộc cãi vã làm tổn thương nhiều hơn cả việc chia tay của bố mẹ. Việc phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong nhà khiến con trẻ tăng 30% các vấn đề liên quan đến hành vi.

Đối với trẻ em, gia đình là nơi nương tựa vững chắc và êm ái nhất trong những năm tháng đầu đời. Được sống cùng cha mẹ và những người ruột thịt khác, được hưởng tình yêu thương cũng như sự chăm sóc về vật chất và tinh thần là quyền chính đáng của mọi trẻ. Khi lớn lên, những đứa trẻ được chăm sóc cẩn thận thường có đủ hiểu biết và sức khỏe và sống một cuộc sống hữu ích cho gia đình và xã hội.

Tôn Vỹ (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.