Cha mẹ hãy đọc, nhận diện bệnh liệt tứ chi để điều trị sớm cho con

Cha mẹ hãy đọc, nhận diện bệnh liệt tứ chi để điều trị sớm cho con

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 4, 07/12/2016 13:15

Liên quan đến trường hợp bé gái ở Bắc Ninh)chữa viêm phổi nhưng bị liệt chân, nhiều bậc phụ huynh lo lắng đây có phải bệnh nguy hiểm đối với trẻ?

Như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, bệnh nhi N.T.H.Y. (2 tuổi) nhập viện chữa viêm phổi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bỗng dưng bị liệt chân phải khiến gia đình cháu bé vô cùng hoang mang. Khi cháu Y được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị, các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng bệnh viêm đa rễ dây thần kinh.

Nhận định về căn bệnh này, TS.Nguyễn Tiến Dũng- nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: "Ở bệnh viện Bạch Mai đã từng chữa nhiều trường hợp bệnh nhân như trên, thậm chí còn bị nặng hơn. Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh đôi khi không có biểu hiện từ trước. Có trường hợp em bé đang khỏe mạnh bỗng dưng hai chân yếu đi và có những trường hợp 2 ngày sau đã biểu hiện bị liệt”.

Các bệnh - Cha mẹ hãy đọc, nhận diện bệnh liệt tứ chi để điều trị sớm cho con

 Bệnh nhân Y. bị liệt chân phải.

          Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm đa rễ dây thần kinh do một số virus gây ra nên việc chẩn đoán bệnh khó khăn. Nếu virus tấn công vào đường hô hấp, biểu hiện của bệnh giống như viêm phổi, tấn công vào đường tiêu hóa có thể bị tiêu chảy. Theo đó, bệnh này có thể chẩn đoán qua kiểm chứng lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy.

“Các bệnh nhân mắc bệnh này, do đặc điểm tổn thương đối xứng ở tất cả các dây thần kinh ngoại vi nên thường thấy liệt hai chi dưới hoặc tứ chi. Liệt thường khởi đầu ở hai chi dưới đến hai chi trên”, TS.Dũng khuyến cáo.

       Các bác sĩ cho hay, bệnh nhân bị liệt chi sau đó sẽ liệt cơ thân (liệt cơ bụng, các cơ hô hấp gây tình trạng suy hô hấp và liệt các dây thần kinh sọ não… Với căn bệnh này, điều nguy hiểm nhất là giai đoạn cấp tính ban đầu. Nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hiểm tới tính mạng. Còn trong trường hợp bị liệt có thể tập phục hồi chức năng.

          Sau trường hợp bé 2 tuổi bị liệt ở Bắc Ninh xảy ra, nhiều bậc phụ huynh trở nên hoang mang, lo lắng. Thậm chí, không ít người đã tìm đến bác sĩ để được tư vấn về biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh.

Các bệnh - Cha mẹ hãy đọc, nhận diện bệnh liệt tứ chi để điều trị sớm cho con (Hình 2).

 Bệnh nhân Y. đang chơi với bà và các anh chị.

TS.Nguyễn Tiến Dũng lưu ý, khi thấy trẻ có biểu hiện giảm vận động chân, tay  các bậc phụ huynh cần đưa đến bệnh viện và cấp cứu kịp thời, không để bệnh lan rộng khiến liệt các cơ hô hấp, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Theo bác sĩ Lê Viết Hải- Bệnh viện đa kháo Trí Đức, các công trình khoa học ghi nhận được trong 2/3 trường hợp, khoảng  từ 1 đến 4 tuần trước khi hội chứng bệnh này xuất hiện, bệnh nhân có một giai đoạn nhiễm siêu vi đường hô hấp trên (hiếm hơn là  hội chứng tiêu hóa-PV).

Các bệnh - Cha mẹ hãy đọc, nhận diện bệnh liệt tứ chi để điều trị sớm cho con (Hình 3).

 Bệnh nhân Y. mắc chứng viêm đa rễ dây thần kinh dẫn đến bị liệt.

Hình ảnh lâm sàng nổi bật của bệnh này là tình trạng liệt mềm cấp, mất các phản xạ. Diễn tiến bệnh gồm 3 thời kỳ: thời kỳ liệt phát triển, thời kỳ đứng yên và thời kỳ phục hồi. Dù do khởi phát cách nào thì chỉ sau vài ngày, liệt cũng trở nên rõ ràng. Liệt có tính chất đối xứng, đầu tiên liệt ở phần xa của chi, sau đó lan nhanh đến các gốc chi và thân (có khuynh hướng liệt hướng lên).

Bác sĩ Lê Viết Hải tư vấn, có nhiều phương pháp để chữa bệnh này. Phương pháp đơn giản nhất là uống các vitamin và rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên cách này hồi phục chậm, có khi kéo dài hơn 1 năm. Có trường hợp phải truyền dịch, truyền huyết tương và dùng những loại thuốc đắt tiền để chữa mới điều trị được.

N.Giang

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.