Chăm sóc sức khoẻ sẽ là mục tiêu điều chỉnh tiếp theo của Trung Quốc vì “thịnh vượng chung”?

Chăm sóc sức khoẻ sẽ là mục tiêu điều chỉnh tiếp theo của Trung Quốc vì “thịnh vượng chung”?

Nguyễn Thị Minh Đức

Nguyễn Thị Minh Đức

Thứ 4, 08/09/2021 17:17

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc có thể sẽ là lĩnh vực tiếp theo rơi vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý của nước này, các nhà phân tích cảnh báo.

Bắc Kinh đã siết chặt quản lý nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở Trung Quốc, từ công nghệ đến giáo dục, giải trí, bảo mật dữ liệu…

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã một lần nữa nhắc lại mục tiêu “thịnh vượng chung” cho nhân dân Trung Quốc, kêu gọi người giàu “trả lại cho xã hội nhiều hơn”.

Theo các nhà phân tích, đó là điều đang thúc đẩy Bắc Kinh siết chặt “gọng kìm” quản lý đối với các công ty.

Rory Green, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại công ty tư vấn dự báo kinh tế vĩ mô TS Lombard (London, Anh), cho biết.

“Thịnh vượng chung” là một ý tưởng vẫn đang trong quá trình tìm kiếm chiến lược thực hiện, Rory Green, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Công ty tư vấn dự báo kinh tế vĩ mô TS Lombard (London, Anh), cho biết. “Hiện tại, việc điều tiết ngành và thị trường vốn dễ dàng hơn nhiều so với việc tiến hành cải cách cơ cấu”.

Green dự đoán rằng cùng với thị trường bất động sản, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ là mục tiêu tiếp theo của Bắc Kinh.

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe được cho là một trong “ba ngọn núi lớn” của Trung Quốc, ám chỉ chi phí gia tăng trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản và y tế sẽ gây trở ngại cho cuộc sống bình dân.

Green cho biết, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là “ngọn núi” duy nhất chưa bị siết chặt quản lý và “đặc biệt dễ bị tổn thương”.

Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cấp cao tại công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô Capital Economics (London, Anh), cho biết: “Nhà ở công và chăm sóc sức khỏe có thể sẽ được mở rộng, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân và nhà phát triển bất động sản có thể sớm phải đối mặt với những hạn chế lớn hơn về khả năng định giá và theo đuổi lợi nhuận”.

Gần đây, các nhà quản lý Trung Quốc đã tăng cường các hạn chế đối với lĩnh vực giáo dục của nước này và nhắm mục tiêu vào phân khúc dạy thêm sau giờ học trị giá hàng tỷ USD.

Minh Đức (Theo CNBC)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.