Mới đây, các nhà khảo cổ đến từ Đại học Kent đã tìm thấy một sinh vật có niên đại 2 triệu năm. Điều đáng chú ý, sinh vật đó mang bàn tay của con người?
Chẳng có lẽ con người hiện đại đã xuyên không 2 triệu năm về thời đồ đá?
Dĩ nhiên không có điều ấy rồi.
Sinh vật được xác định là Australopithecus sediba, một loài thuộc chi Người, nhưng hãy còn mang phần lớn đặc điểm của một vượn nhân hình rất sơ khai.
Có thể nói, đây là một họ hàng xa của loài Homo sapiens – người hiện đại chúng ta.
Được biết, cấu trúc bàn tay của hài cốt hóa thạch này thích nghi hoàn toàn với việc trèo cây như những chú vượn, lại có thể cầm nắm vật dụng bằng chuyển động chính xác như con người.
Công bằng mà nói loài vật này có bàn tay mang một số đặc điểm của con người thực thụ. Các nhà khoa học đã gọi sinh vật đặc biệt này là con lai giữa 2 thế giới người và vượn người. Rõ ràng, đặc điểm này cho thấy nó đang dần học cách rời bỏ cuộc sống trên cây và thích nghi với mặt đất.
Một điểm thú vị nữa là kênh sinh sản của các cá thể sinh vật cái này có nhiều thay đổi ở vùng chậu này giúp việc di chuyển thẳng đứng bằng 2 chân dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến việc sinh sản ở người nữ kéo dài và vất vả hơn tổ tiên vượn và vượn nhân hình cổ đại.
Ở thuở bình minh của loài Homo sapiens, tổ tiên của chúng ta đã được sinh ra trong một thế giới vô cùng siêu thực. Không hẳn vì khí hậu, mực nước biển, thực vật và động vật thời đó rất khác với hiện tại.
Loài Homo sapiens này hoàn toàn có kế hoạch khi đối mặt với nhiệm vụ cụ thể: họ dày công tìm hiểu, chế tạo ra công cụ phù hợp, đan giỏ, bện thừng, thử nghiệm với các vật liệu… Dĩ nhiên, họ không hề hoang dã như chúng ta tưởng.
Đoàn Thanh (Nguồn Fox News)