Chân dung ngân hàng bị phạt 13 tỷ USD

Chân dung ngân hàng bị phạt 13 tỷ USD

Thứ 5, 21/11/2013 13:50

JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ vừa chấp nhận chịu phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD vì đã bán chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có độ rủi ro cao cho các nhà đầu tư trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.

JPMorgan Chase có trụ sở tại Thành phố New York, là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. Tài sản của ngân hàng này hiện vào khoảng 2.441 tỷ USD, là ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, quỹ tự  bảo hiểm rủi ro của JPMorgan Chase là quỹ lớn nhất Hoa Kỳ với tài sản 34 tỷ USD năm 2007. Đồng thời, cổ phiếu của JPMorgan Chase được niêm yết trên nhiều trung tâm giao dịch chứng khoán trên thế giới tại các nước như: Đức, Hoa kỳ, Nhật Bản, Thụy Sĩ,…

Người khai sinh ra JPMorgan Chase & Co là J.P.Morgan sinh năm 1837, tại Hartford, tiểu bang Connecticut.

Morgan là một nhân vật đầy huyền thoại và là một trong những người có ảnh hưởng nhất của thời đại và đã có không ít câu chuyện thú vị xung quanh thời niên thiếu của Morgan ở Hartford và Boston, thời trung học ở Thuỵ Sỹ và Đức và khi ông khởi nghiệp ở New York.

Bất động sản - Chân dung ngân hàng bị phạt 13 tỷ USD

Dưới sự lãnh đạo của Morgan, các ngân hàng lớn của New York đã đóng vai trò như là ngân hàng trung ương của Mỹ. Điều kỳ diệu lớn nhất mà J.P. Morgan làm được là sự kết hợp lợi ích của các công ty cạnh tranh để tạo ra một hệ thống khổng lồ và ổn định...

Sau cuộc khủng hoảng thị trường cổ phiếu vào năm 1929, Nghị viện Hoa Kỳ ban hành một luật mới buộc các tập đoàn lớn phải tách các công ty chứng khoán ra riêng hẳn với các công ty tài chính. Với luật mới này, hãng JPMorgan đã tách thành hai bộ phận: ngân hàng thương mại J.P.Morgan và công ty chứng khoán Morgan Stanley.

Năm 2000, tập đoàn Morgan đã làm nên một sự kiện nổi bật trong giới kinh doanh thế giới, đó là Tập đoàn Chase Manhattan ký kết một hiệp ước sáp nhập với tập đoàn J.P.Morgan bằng một thoả thuận trị giá 33 tỷ USD.

Ngân hàng sáp nhập từ hai tập đoàn khổng lồ này trở thành ngân hàng cho các nhà tài phiệt lớn mà tên tuổi của họ làm nên sức mạnh của tầng lớp tư sản Mỹ.

Morgan muốn mở rộng quy mô thị trường tài chính khổng lồ mà Chase có, còn Chase thì muốn tiến một bước phát triển trong lĩnh vực tài chính đầu tư và “ăn theo” danh tiếng của Morgan.

Đến 1/7/2004, J.P. Morgan Chase & Co., tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn thứ hai ở Mỹ và Bank One, ngân hàng lớn thứ sáu của nước này vừa hoàn tất việc sáp nhập để trở thành ngân hàng đứng thứ năm trên thế giới. J.P. Morgan Chase & Co.

Tổ chức tài chính này hiện nay có khoảng 94 triệu thẻ tín dụng đang lưu thông và cũng là ngân hàng đầu tiên phát hành các loại Visa và Master Card sử dụng công nghệ blink.

Ngày nay người ta thường nhắc đến Morgan với cái tên J.P.Morgan Chase.

Sau khi bán chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có độ rủi ro cao cho các nhà đầu tư trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, theo thỏa thuận với chính phủ Mỹ ngày 19/11, ngân hàng JPMorgan Chase đã chấp nhận chịu phạt số tiền kỷ lục 13 tỷ USD.

Số tiền chịu phạt 13 tỷ USD của JPMorgan Chase bao gồm 9 tỷ USD mà ngân hàng này sẽ phải trả cho các cơ quan chức năng và 4 tỷ USD hỗ trợ người tiêu dùng, chủ yếu là người sở hữu nhà.

Trong số 9 tỷ USD trả cho các cơ quan chức năng, 4 tỷ USD là cho Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) và 5 tỷ USD là các khoản tiền nộp phạt cho Bộ Tư pháp Mỹ và tiền bồi thường cho các bang và các cơ quan liên bang.

Tuấn Khanh 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.