Bạn sẽ có cảm giác gì khi tình cờ bắt được một chiếc nhẫn vàng? Vui mừng ư? Dĩ nhiên rồi và còn cảm thấy bất ngờ khi biết chân tướng sự việc ở phía sau nữa.
Một người đàn ông tên Graham Ingledow hiện đang sinh sống ở London, Anh đã tìm thấy các đồ tạo tác quý hiếm gần một pháo đài La Mã cổ đại ở Wigton, Cumbria, Anh.
Graham Ingledow cho hay "Đó là chiếc duy nhất được tìm thấy ở Cumbria. Nhưng ban đầu tôi cũng không biết nó là gì".
Tiến sĩ Nicholas Shaw, trợ lý điều tra viên của hạt Cumbria, người đã đứng ra tổ chức một cuộc điều tra kho báu tại Cumbria House cho biết, chiếc vòng hiện vẫn ở trong tình trạng tốt.
Bằng cách đo tuổi carbon và kỹ thuật xác định niên đại, các nhà khoa học không ngờ rằng chiếc nhẫn đơn giản chứa 80 – 82% là vàng ấy có niên đại 3.000 tuổi.
Các nhà khoa học đặt tên cho nó là chiếc vòng Penannular thần thánh.
Bảo tàng Anh cho biết chiếc vòng vàng này là đồ cổ đại, xuất xứ từ năm 1150 – năm 800 TCN, nặng 14g và được coi là kho báu theo Đạo luật Treasure năm 1996.
Nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quang chiếc nhẫn cổ. Có người nói rằng, đây là vật hiến tế nhưng cũng có người khẳng định đây chỉ là vật trang sức của một người thuộc tầng lớp quý tộc nào đó.
Theo một số tờ báo địa phương, một người quản lý tại nhà máy rượu Howden's cho rằng, chiếc vòng vàng này có thể dùng để đeo trên tóc phụ nữ, trong khi những người khác tin rằng vòng Penannular là dạng tiền tệ đầu tiên.
Hiện nay, chức năng chính xác của vật báu này vẫn chưa được làm rõ.
Tiến sĩ Shaw cho biết: "Nó gắn liền với những phát hiện tương tự ở Anh và Ireland có cùng niên đại 3.000 năm trước. Đó thực sự là một kho báu".
Người chuyên đi đào kho báu cùng Graham, Shaun Monico đến từ Kirkoswald, nói: "Bạn chỉ muốn giữ và ngắm nó. Trọng lượng của nó là đáng kinh ngạc. Nó nhỏ nhưng nếu bạn đặt nó trong tay của bạn, nó rất chắc chắn và nặng".
Bộ đôi này cũng phát hiện được 56 đồng tiền bằng đồng La Mã tại Tebay, có niên đại khoảng năm 380 TCN.
“Một số người cứ đi đào bới và tìm kiếm trong 40 năm và họ chưa bao giờ tìm thấy kho báu. Thật thú vị khi biết rằng những thứ này chỉ cách mặt đất hơn 15cm. Mảnh đất này sẽ còn nhiều thứ hay để tìm kiếm”, Graham nói thêm.
Điều thú vị là ở Anh, đối với hoạt động tìm kiếm cổ vật, giá trị của món đồ sẽ chỉ thuộc về người tìm thấy; ngược lại, ở những vùng miền còn lại của Vương quốc Anh, giá trị món đồ sẽ chia cho hai phía là người tìm thấy và người chủ sở hữu mảnh đất.
Nguyên Anh (Nguồn The Guardian)