Chặt đứt huyết mạch 1,5 tỷ USD, Trung Quốc vẫn "bó tay" với Triều Tiên?

Chặt đứt huyết mạch 1,5 tỷ USD, Trung Quốc vẫn "bó tay" với Triều Tiên?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 05/09/2017 08:18

Bất chấp những lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ phía Trung Quốc, Triều Tiên vẫn "bình chân như vại" và đủ khả năng sản xuất những đầu đạn hạt nhân trị giá hàng chục triệu đô.

Tính toán dựa trên những dữ liệu về tiêu dùng của Trung Quốc cho thấy, lệnh cấm của nước này với những mặt hàng như sắt, than đá và hải sản sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Triều Tiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia hoài nghi về tính hiệu quả của giải pháp này trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của chính quyền Kim Jong-un.

Tiêu điểm - Chặt đứt huyết mạch 1,5 tỷ USD, Trung Quốc vẫn 'bó tay' với Triều Tiên?

Hải sản Triều Tiên là mặt hàng rất được yêu thích tại Trung Quốc.

Theo SCMP, năm ngoái, Triều Tiên đã xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD giá trị các mặt hàng than đá, quặng sắt, quặng chì và hải sản sang Trung Quốc, tương đương 60% tổng giá trị xuất khẩu ra toàn châu Á, một nguồn thu khổng lồ về ngoại tệ cho quốc gia này.

Trong những hàng hóa xuất khẩu, than đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Bình Nhưỡng. Năm 2016, than đem lại nguồn thu 1,2 tỷ USD, nhiều hơn hẳn quặng sắt (74,5 triệu USD) và hải sản(194,2 triệu USD).

Lệnh cấm mới nhất của Bắc Kinh được công bố tuần trước đã kéo dài thời gian áp dụng chế tài hiện hành với việc nhập khẩu than Triều Tiên sang năm sau.

Chế tài có thời hạn linh hoạt và sẽ giữ nguyên hiệu lực chừng nào Triều Tiên còn tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.

Dựa vào kết quả phân tích của Chính phủ Hàn Quốc, tổng số tiền Triều Tiên đầu tư cho hạt nhân dao động trong khoảng từ 1,1 đến 3,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, với những dự án vẫn được giấu kín, con số trên sẽ có sự dao động lớn và khó có thể tính toán chính xác.

Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ tin rằng, Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 60 vũ khí hạt nhân, song một vài chuyên gia nghiên cứu độc lập nhận định con số này thấp hơn. Theo CNBC, nếu phán đoán trên là sự thật, giá của mỗi đầu đạn hạt nhân sẽ dao động từ 18 đến 53 triệu USD.

Lệnh cấm mới nhất của Bắc Kinh đối với hàng xuất khẩu của Triều Tiên được ban hành sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tán thành những chế tài hà khắc với Bình Nhưỡng vào ngày 6/8 - một động thái đáp trả hai cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công của Triều Tiên tháng trước.

Tiêu điểm - Chặt đứt huyết mạch 1,5 tỷ USD, Trung Quốc vẫn 'bó tay' với Triều Tiên? (Hình 2).

Than là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Triều Tiên sang Trung Quốc.

 

Các chuyên gia phân tích, lệnh cấm sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc hỗ trợ kinh tế, phục vụ kế hoạch quân sự và những lĩnh vực tiềm năng khác của Bình Nhưỡng.

"Lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến năng lực kinh tế của Bình Nhưỡng, vì những mặt hàng phi chiến lược như hải sản nay đã bị cấm buôn bán sang Trung Quốc", Cai Jian, một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên từ đại học Fudan nhận định.

Trong khi đó, một chuyên gia khác về Triều Tiên là Sun Xingjie từ đại học Jilin cho biết, một phần lớn lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của Triều Tiên được sử dụng để phục vụ những kế hoạch quân sự.

"Lệnh cấm của Trung Quốc thời gian này có thể làm chính quyền Kim Jong -un cảm thấy áp lực", Sun phân tích.

Tuy nhiên, theo Justin Hastings, một học giả về quan hệ quốc tế thuộc đại học Sydney, nghiên cứu về giao thương giữa Trung Quốc và Triều Tiên, đặt nghi vấn về thời gian có hiệu lực của lệnh cấm từ Trung Quốc.

"Có lẽ Trung Quốc sẽ thực sự ban hành lệnh cấm với những mặt hàng như sắt, than đá và hải sản trong thời gian ngắn, nhưng với tình trạng buôn lậu phổ biến trong thực tế, Bắc Kinh có thể sẽ nới lỏng lệnh cấm sau một thời gian. Tôi đoán tác động ảnh hưởng  đến nền kinh tế của Triều Tiên sẽ khó đạt 100%", ông Hastings đánh giá.

"Triều Tiên sẽ bị tổn thương trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, trừ phi Trung Quốc thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận, Triều Tiên chắc chắn đủ khả năng thích nghi ở mức độ nào đó", ông Hastings nhận định.

Dù lệnh cấm từ Trung Quốc đặt áp lực lên Bình Nhưỡng, các chuyên gia nói trên đều hoài nghi việc điều đó sẽ gây bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Linh Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.