Có tới 2,3 tỉ tấn nhựa trôi nổi trên khắp các đại dương của thế giới, phần lớn số rác thải nhựa này được các nhà nghiên cứu cho rằng chúng xuất phát từ những hệ thống sông đổ ra biển và đại dương.
Những hệ thống sông lớn như sông Hằng chảy qua Ấn Độ và Bangladesh, và sông Trường Giang chảy qua Trung Quốc góp một lượng lớn rác thải và biến biển và đại dương thế giới trở thành một bãi rác khổng lồ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz (HCER) ở Đức, cho biết cách tốt nhất để xử lý nhựa trong các đại dương là phải xử lý các nguồn đổ ra.
Bác sĩ Christan Scmidt, một nhà địa chất thủy văn của HCER cho biết: "Một điều chắc chắn là không thể để tình trạng này tiếp tục. Nhưng vì không thể làm sạch các mảnh vụn nhựa đã có trong các đại dương, chúng ta phải đề phòng và giảm đầu vào của rác nhựa một cách nhanh chóng và hiệu quả”.
Đội nghiên cứu ở HCER đã phân tích dữ liệu từ 57 con sông với 79 mẫu ở các vị trí, và đưa ra kết luận rằng dòng sông Trường Giang của Trung Quốc đang bị ô nhiễm nặng nề và nó là con sông bị ô nhiễm nhất trong các sông được đưa ra phân tích.
Mỗi ngày, con sông này đổ ra biển Hoàng Hải tới 15 triệu tấn rác nhựa, dòng chảy đã vận chuyển những hạt nhựa siêu nhỏ được gọi là microplastic, chúng chỉ có kích thước nhỏ hơn 5mm và gây hại đến thủy sinh.
Tuy nhiên, vì chúng quá nhỏ bé thế nên việc làm sạch hết các microplastic là không thể.
Ông Schmidt cho rằng, để chấm dứt lượng rác thải nhựa chảy vào đại dương cần phải nâng cao chất lượng trong việc quản lý chất thải và nâng cao nhận thức của con người về vấn đề này”.
Hà Trang (theo Lolwot)