Ông Ngô Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, việc mạo danh các tổ chức tài chính không phải là mới mới nhưng ngày một gia tăng. Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, tần suất người sử dụng mạng càng một tăng cao, những kẻ tấn công mạng cũng từ đó mà nhiều lên. Theo thông kê 2021 và đầu năm 2022, đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp liên quan đến vụ việc mạo danh các tổ chức ngân hàng và công ty tài chính để lừa đảo khách hàng.
Với trường hợp một công ty, một cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu liên quan đến tài chính, khi tiếp nhận một thông tin mạo danh ngân hàng với lãi suất rẻ so với mặt bằng chung như lãi suất 0%, 50%,... Thì rõ ràng những cá nhân tổ chức ấy rất dễ bị sập bẫy.
Ông Trương Đức Lượng – Chủ tịch Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC), cho biết xu hướng lừa đảo trong 5 năm tới như những kẻ lừa đảo sử dụng công cụ mang tính chất tự động, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo để đưa ra kịch bản thuần túy do máy tự động thực hiện. Từ đó ảnh hướng đến hàng trăm, hàng triệu người. Do nguyên liệu sử dụng công nghệ đang sẵn khó, không khó khăn như ngày xưa nên những tội phạm dễ dàng thực hiện.
"Thêm vào đó, việc tuyên truyền cho người dân về cảnh báo hành vi lừa đảo, tấn công mạng còn yếu. Tuy các ngân hàng có những hành động riêng lẻ để cảnh báo khách hàng, nhưng chưa đủ để tác động đến người dân", ông Lượng nói thêm.
Ông Nguyễn Thành Đạt – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), nói về xu hướng lừa đảo hiện nay: “Tội phạm mạng thường khai thác vào “lòng tham” và “nỗi sợ hãi” của con người và rất nhiều những hình thức biến tướng tinh vi khác”.
Ngoài ra, Ông Đạt có đề xuất giải pháp là đưa ra một đầu số cố định như 114, 113,… để người dân dễ nhớ để sử dụng mỗi khi gặp những cuộc lừa đảo mạng. Từ đó có thể hỏi đáp và giúp đỡ trực tiếp người bị hại để hạn chế rủi ro cao nhất.
Từ phía ngân hàng, trong những năm vừa qua đã phổ biến hơn dịch vụ giao dịch trực tuyến. Các ngân hàng đã có động thái liên kết với các đơn vị để thực hiện những dịch vụ như thanh toán online, quét mã QR, các dịch vụ cần giao dịch trực tuyến,... Do vậy, với đặc thù là tiện lợi, giao dịch mọi lúc, mọi thời điểm nên đã tạo môi trường thuận lợi để các đối tượng dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo.
Các diễn giả đồng ý cho rằng, Việt Nam có đầy đủ những hành lang pháp lý về xử lý hành vi lừa đảo, tấn công mạng như các luật và văn bản liên quan để xử lý những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, về thời gian và tốc độ điều tra và xử lý về những vụ việc tấn công lừa đảo chưa kịp thời và hiệu quả. Nên có cơ chế để có đầu mối liên hệ để hỗ trợ, ngăn chặn ko bị mất nhiều hơn, hướng dẫn để lấy lại tiền nhanh và hiệu quả.