Chết không phải là cách... giải thoát

Chết không phải là cách... giải thoát

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

Theo các chuyên gia, tự tử là hiện tượng có thể phòng ngừa, ngăn chặn được nhưng đáng tiếc ở nước ta điều đó chưa thực sự được chú ý. Khi đánh mất tình yêu, người yêu hay mâu thuẫn với bố mẹ, vợ chồng... nhiều người thường nghĩ là cuộc đời mình chẳng còn gì nữa, chẳng còn ai nữa, đáng chán và... đáng chết.

TS. BS Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, trách nhiệm của người lớn đối với trẻ đang ngày càng mất. Chuyên gia này dẫn chứng, cơ quan tôi có những bà mẹ mang trẻ đến cùng làm việc. Khi thấy chúng ngồi chơi, tôi bảo: "Hôm nào lên nhà bác chơi nhé". Đứa trẻ háo hức hỏi lại: "Lên nhà bác có gì không ạ?". Tôi cười: "Lên nhà bác có nhiều thứ lắm, có con mèo, có cả chỗ câu cá nữa". Tôi thấy lũ trẻ háo hức ra mặt và bảo bố mẹ cho con lên chơi. Thế nhưng thường bố mẹ chúng không thực hiện lời hứa ấy bao giờ và luôn lấy rất nhiều lý do để trì hoãn. Trong khi họ lại có thời gian cho con đi spa, đi dự tiệc tùng, hội nghị. Đến những nơi như thế trẻ thường chỉ biết ngồi thu lu một chỗ vì chúng chẳng có khái niệm gì.

Pháp luật - Chết không phải là cách... giải thoát

Ảnh minh họa

Hay trường hợp một người mẹ đến trung tâm của tôi và than phiền rằng, chị rất thất vọng vì bao nhiêu năm nay cậu con trai học hành giỏi giang và vô cùng ngoan ngoãn. Gia đình cũng chu cấp cho cháu không thiếu thứ gì. Nhưng đến gần cuối năm học cấp 3, cậu bé bỗng nhiên bảo mẹ rằng đời con từ trước đến nay chưa có một ngày nào được sống hạnh phúc. Chị này giật mình hỏi con tại sao, cậu bé trả lời: "Tất cả cuộc sống của con từ trước đến nay là do ý thích của bố mẹ không phải do con nên con chẳng thấy hạnh phúc". Trường hợp gia đình trên còn may mắn khi cậu bé chịu kể với mẹ. Không ít trường hợp, các bé ôm nỗi khổ đến mức trầm cảm, tìm lối thoát bằng cách quyên sinh...

"Khi chia tay, hay đánh mất tình yêu, người yêu, nhiều bạn trẻ thường nghĩ là cuộc đời mình chẳng còn gì nữa, chẳng còn ai nữa, tối thui, đáng chán và... đáng chết. Bởi suy nghĩ như thế và mặc định như thế nên khi yêu thương dừng lại, chia tay... họ thường nghĩ tới cái chết. Hãy thử đặt lên bàn cân so sánh, nếu mới chia tay mà các bạn đã đau khổ như thế thì những người thân sẽ đau khổ cỡ nào, khi bạn trẻ "chia tay" họ vĩnh viễn bằng cách chọn lựa "giải thoát tiêu cực" bằng cái chết! Và, cũng bởi chưa bao giờ nghĩ điều đó, nên nhiều bạn còn chọn cái chết chung, hoặc trả thù cho người ta chết đi. Điều đó thật đáng buồn...", bác sĩ Tuấn phân tích.

Các chuyên gia tâm lý, xã hội cho rằng, để giải quyết hiện trạng này, phải tạo cho trẻ môi trường thân thiện được trao đổi và chia sẻ. Nên dạy cho học sinh giá trị cuộc sống, kỹ năng sống. Hiện nay chúng ta vẫn làm việc này một cách rất hình thức. Trên thực tế, trung tâm dạy kỹ năng sống mọc ra rất nhiều nhưng thường chỉ làm về lợi nhuận. Có những trung tâm tâm lý nhưng người Việt Nam thường không thích hoặc là ngại đến những trung tâm như thế. Như phương Tây khi bế tắc, họ thường tìm đến người giỏi nhất để dựa vào.

TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm, nên dạy kỹ năng sống ngay từ trong nhà trường, tạo cho thanh niên môi trường sống lành mạnh để phát triển toàn diện nhân, thể, mỹ. Sự tôn trọng dành cho con người trong xã hội dường như quá ít, sự chan hòa quan tâm đến nhau ngay trong gia đình có khi cũng không có. Chúng ta nên hướng cho trẻ học kỹ năng sống và giá trị sống song song với những kiến thức văn hóa. Nên đưa những lớp học như thế vào giáo dục thường xuyên trong nhà trường.

Văn Dương


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.