Chỉ vỏn vẹn 3 ngày ở Singapore, sức hút của ông Putin đã "quyến rũ" cả Đông Nam Á?

Chỉ vỏn vẹn 3 ngày ở Singapore, sức hút của ông Putin đã "quyến rũ" cả Đông Nam Á?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 19/11/2018 20:00

Với chuyến thăm kéo dài ở Singapore, thế giới đang được chứng kiến ​​những thay đổi địa chính trị mang tính lịch sử của Nga kể từ năm 2000.

Tiêu điểm - Chỉ vỏn vẹn 3 ngày ở Singapore, sức hút của ông Putin đã 'quyến rũ' cả Đông Nam Á?

Tổng thống Putin và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành hẳn 3 ngày ở Singapore, khoảng thời gian được cho là rất dài so với mỗi chuyến công du nước ngoài của ông chủ Điện Kremlin. Rốt cuộc, Nga đang tìm kiếm gì ở đất nước châu Á?

Trong một bài viết gần đây, tờ Nikkei Asian Review nhận định, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin là nỗ lực để tăng cường quan hệ của Nga với Đông Nam Á và điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên.

Sau cuộc gặp với lãnh đạo Singapore, Tổng thống Putin đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). EAS bao gồm các nước ASEAN cộng thêm 8 quốc gia khác, với sự tham gia của cả Nga, Trung Quốc, Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Putin đã tổ chức các hội đàm trực tiếp với các nhà lãnh đạo của Indonesia và Malaysia.

Theo đánh giá của Nikkei Asian Review, Tổng thống Putin muốn tăng cường hợp tác thương mại, mua bán vũ khí và phát triển các dự án năng lượng trong khu vực, giữa thời điểm Bắc Kinh và Washington cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại đây. Moscow đang tìm kiếm các đối tác mới để bù đắp cho những tổn thất mà đất nước phải gánh chịu vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), khu vực Đông Nam Á chiếm 12,2% lượng hàng vũ khí của Nga từ năm 2013 đến năm 2017. Do đó, có thể nói rằng Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất trong khu vực. 10 năm trước, con số này chỉ là 6,2%.

Ở phía ngược lại, Đông Nam Á có lý do để gần gũi với Nga hơn, đặc biệt khi họ muốn tăng cường hơn nữa khả năng quốc phòng của mình trước sữ trội dậy hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, với những tranh chấp hàng hải và lãnh thổ trong khu vực.

Ngoài ra, cuộc đấu tranh chống khủng bố cũng là một vấn đề đang là nguy cơ tiềm năng của các nước ASEAN. Về phần mình, Nga sẽ rất vui khi xuất khẩu vũ khí gia tăng ở trên nhiều thị trường.

Indonesia đang đàm phán mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, trong khi Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm của Nga vào năm 2017. Philippines, một đồng minh của Mỹ cũng bắt đầu mua vũ khí từ Nga vào năm 2017 và phải đón nhận những tín hiệu không hài lòng của Washington.

Tiêu điểm - Chỉ vỏn vẹn 3 ngày ở Singapore, sức hút của ông Putin đã 'quyến rũ' cả Đông Nam Á? (Hình 2).

Phương Đông là "cứu cánh" cho Nga trước áp lực trừng phạt.

Nga cũng thảo luận về một dự án năng lượng với Indonesia, tiến tới xây dựng một nhà máy lọc dầu thuộc liên doanh giữa công ty dầu mỏ quốc doanh Indonesia là Pertamina và Rosneft - một công ty dầu mỏ của Nga. Dự kiến ​​khoản đầu tư vào dự án sẽ vượt quá 8,8 tỷ USD.

Ngoài mua bán vũ khí, Thái Lan rất vui khi được hợp tác trong ngành du lịch. Số lượng khách du lịch Nga ở Thái Lan năm 2017 đã  tăng 23%, lên 1,35 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ Chính phủ Nga, lưu lượng thương mại giữa Nga và các nước thành viên ASEAN đạt 18,3 tỷ USD vào năm 2017, cao hơn khoảng 30% so với một năm trước đó. Nikkei Asian Review nhận định, sự hợp tác của Nga với các nước ASEAN sẽ cho Moscow cơ hội “theo dõi chặt chẽ Trung Quốc".

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng không ngại ngần gọi người đồng cấp Putin là "người hùng đối với cá nhân mình".

"Đối với nhiều quốc gia trong khu vực, Nga có vẻ là một đối tác hấp dẫn hơn so với Mỹ hoặc các nước châu Âu khác – những quốc gia luôn xen vào nội bộ nước khác bằng những lời chỉ trích về nhân quyền và dân chủ", bài viết của Nikkei Asian Review nhấn mạnh.

Maria Osipova, nhà kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương, nói với Pravda.Ru rằng, thế giới đang chứng kiến ​​những thay đổi địa chính trị mang tính lịch sử của Nga kể từ năm 2000.

Theo nhà nghiên cứu này, Nga và Singapore có thể hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực giao lưu văn hóa, hội nhập tài chính và công nghệ thông tin. Trong những áp lực trừng phạt hiện tại, Nga đơn giản là không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở phương Đông và tìm kiếm những đối tác mới ở đó.

Tại Đông Nam Á, nhiều người không chỉ yêu mến, tôn trọng ngôn ngữ Nga, mà còn cả văn hóa Nga.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.