Giáo sư Mark Post cho biết, ông tạo ra chúng từ các tế bào gốc trong ống nghiệm tại phòng thí nghiệm của ông ở Đại học Maastricht, Hà Lan.
Dự án này của ông để chứng minh thịt tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể trở thành hiện thực và nó sẽ là giải pháp bền vững trong tương lai để sản xuất thịt bò, thịt gà và thịt lợn, từ đó cắt giảm hàng tỷ tấn khí thải nhà kính từ ngành chăn nuôi.
Một mẫu thịt nhân tạo từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm.
Thịt nhân tạo còn thích hợp với người ăn chay vì nó sẽ làm giảm đáng kể việc giết hại động vật. Nhưng sự thành công hay thất bại của sản phẩm này còn phụ thuộc nhiều vào sự phản ứng từ các quán ăn, dự kiến sự kiện này sẽ được công bố ngày 5/8 tới đây.
Đến nay, người duy nhất ăn thịt nhân tạo là nhà báo người Nga với một mẫu thịt lợn trong chuyến thăm phòng thí nghiệm của giáo sư Post.
Mỗi miếng thịt nhân tạo tạo thành từ khoảng 3.000 dải mô cơ, có chiều dài 3 cmvà rộng 1,5 cm. Mỗi dải được bắt đầu từ tế bào gốc của bò sau đó phát triển thành một dải các tế bào cơ khi nuôi dưỡng trong môi trường tổng hợp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Các dải tế bào trải qua một thời gian sẽ trở nên dẻo dai như cơ thực sự.
Thịt nhân tạo không hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi, nhưng theo giáo sư Post thì nó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Phát biểu tại một hội nghị vào năm ngoái, ông nói rằng ông đã sản xuất được thịt sợi gần giống với thịt bò thật, nó có màu hồng và ông hy vọng sẽ biến thành hiện thực khi làm chiếc bánh burger đầu tiên. Ước tính, chiếc burger đầu tiên sẽ có giá sản xuất khoảng 220.000 bảng Anh (gần 7 tỷ đồng), nó sẽ ra mắt mắt công vào tháng sau. Dự kiến một năm sau, nó sẽ đi vào sản xuất rộng rãi. Chi phí đắt đỏ có thể được cắt giảm đáng kể bởi quá trình công nghiệp hóa.
Tài trợ cho dựán của giáo sư Post là một doanh nhân giấu tên và doanh nhân này sẽ xuất hiện tại sự kiện ra mắt của dựán này.
Theo VnExpress/Telegpraph