Hỏi: Một vụ án xảy ra giữa 4 sinh viên tại trường Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, chỉ vì hiểu nhầm là nhìn đểu mà những sinh viên với nhau, là những người trí thức đã đâm chết bạn ngay tại lớp học. Thưa TS Trịnh Hòa Bình, điều này đã phản ánh điều gì?
TS. Trịnh Hòa Bình: Cái đầu tiên, tôi cũng giống như bất cứ người dân nào đều rất đau lòng về cách hành xử của tuổi trẻ. Điểm thứ hai nữa là, nếu như không bình luận thì dường như mọi người sẽ không cắt nghĩa được vì sao lại có việc đó.
Cảm giác đầu tiên khi nghe và đối diện với tin đó là dường như giới trẻ ngày nay, một bộ phận nào đó luôn sống trong những ẩn ức, đầy những bức xúc mà chỉ chờ có cơ hội để mà giải thoát, để mà xử lý lẫn nhau. Có lẽ vì thế mà mới cắt nghĩa được vì sao chỉ những va chạm không đâu và rất nhỏ nhặt mà người ta có thể xuống tay để cướp đi mạng sống của đồng loại.
Để bình luận sâu xa hơn nữa, thì đó có thể là câu chuyện về giáo dục nhân cách, rèn luyện bản tính con người, kĩ năng sống của mỗi một cá nhân, thành viên trong xã hội không đầy đủ, không có sự chăm lo thường xuyên từ gia đình, đó là nơi gắn chặt với con người trong toàn bộ quá trình xã hội hóa.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình
Hỏi: Những hành vi tội phạm mạn rợ càng ngày xuất hiện càng nhiều ở giới trẻ. Phải chăng nó phản ánh một tâm thế xã hội nào đấy ở góc độ xã hội học?
TS. Trịnh Hòa Bình: Tôi thì tôi cho rằng với sự “nẩy nở” của tội phạm gần đây, điều đó có thể gợi suy về một thực trạng xã hội. Xã hội như một cơ thể sống, nó cũng phản ánh tình trạng sức khỏe nhất định của nó.
Chúng ta có thể thấy trên bình diện vĩ mô chúng ta phải đối mặt với tình trạng tội phạm nguy hiểm đặc biệt là trong bức tranh hội nhập.
Cũng có rất nhiều “gợi ý” để cho các thành viên lựa chọn, cho dù cái lựa chọn ấy diễn ra trong tích tắc. Có những gợi ý đến bất thình lình thì những điều đó không phản ánh thực trạng xã hội. Nhưng với số lượng lớn hơn và trong bức tranh chung, vĩ mô chúng ta đối diện với tài chính, những thách thức.
Đặc biệt là sự nhức nhối về vật chất xã hội, sự phân cách càng ngày càng rõ ràng, điều này có thể dẫn đến xu hướng tội phạm đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên không đươc hưởng sự giáo dục đầy đủ.
* Cập nhật chi tiết buổi giao lưu trực tuyến ‘Ngăn chặn, phòng chống tội phạm dã man hiện nay’ do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin mới tổ chức thực hiện ngày 21/12/2012.
Quý vị luật sư, luật gia và độc giả quan tâm đến đề tài này, có thể gửi ý kiến về email: luatsu@nguoiduatin.vn để cùng thảo luận.
> Tin tức hấp dẫn, thiết thực trên chuyên mục Luật sư báo Người đưa tin
Ban Thư ký - Biên tập