Chi gần 10 tỷ sửa 2 gói 'nhỏ xíu', BQL chợ An Đông lạm quyền?

Chi gần 10 tỷ sửa 2 gói 'nhỏ xíu', BQL chợ An Đông lạm quyền?

Thứ 2, 05/12/2016 15:39

Theo luật sư, quy chế quản lý chợ An Đông có quy định về việc khi nào sử dụng chi trên hạng mức phải tổ chức đấu thầu công khai hay không? Nếu chi sai thì xem như lạm quyền, có dấu hiệu hình sự!

Ở kỳ trước báo điện tử Người Đưa Tin đã thông tin, chợ An Đông hiện tại được sử dụng hơn 25 năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, mặc dù dự án, kế hoạch nâng cấp, sữa chữa đã có hơn 3 năm nay nhưng theo những người có trách nhiệm trả lới thì “vẫn còn chờ phê duyệt”!.

Vì vậy, các tiểu thương “ trăn trở” với số tiền 219 tỷ đồng đó, đã đi đâu, về đâu và được sử dụng ra sao ? Trong khi cở sở vật chất đã quá cũ kỹ, xuống cấp mà chính quyền quận 5, BQL chợ vẫn chưa thực hiện thi công.

Dân sinh - Chi gần 10 tỷ sửa 2 gói 'nhỏ xíu', BQL chợ An Đông lạm quyền?

Chợ An Đông hiện tại được sử dụng hơn 25 năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng, mặc dù dự án, kế hoạch nâng cấp, sữa chữa đã có hơn 3 năm nay nhưng theo những người có trách nhiệm trả lới thì “vẫn còn chờ phê duyệt”!

Tháng 4/2013, với các khoản thu từ hơn 1.500 quầy - sạp, BQL đã thu về cho Nhà nước khoảng tiền 219 tỷ đồng thông qua hợp đồng giữa hai bên. Đặc biệt, trong hợp đồng có đoạn nêu rõ: BQL chợ (bên A) có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, địa điểm kinh doanh cho bên B (tiểu thương).

Cần làm rõ con số 219 tỷ đồng

Về số tiền này, ông Trần Minh Sang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính UBND quận 5 trả lời cho PV báo điện tử Người Đưa Tin biết, số tiền 219 tỷ đồng thu theo hợp đồng 5 năm của các tiểu thương của chợ An Đông. “Tất cả được nộp vào ngân sách Nhà nước, không một cá nhân hoặc tổ chức riêng lẻ nào được quyền giữ nó”. Một phần của số tiền này sẽ được dùng cho chi phí quản lý chợ. Chi phí này được dùng cho 6 gói cải tạo sửa chữa và nâng cấp chợ, dĩ nhiên sẽ được trích từ nguốn ngân sách này, nhưng phải qua quy trình dự toán sau đó mới được duyệt để chi cho việc nâng cấp và sửa chữa chợ.

Theo Th.s, Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Trưởng Văn Phòng Luật sư Quốc Tuấn cho rằng, Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính có hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý (BQL) chợ khai thác và quản lý chợ.

>> Tiền tỷ đóng góp sửa chữa chợ An Đông bị "ém"? (1)

>> Bất thường, chợ An Đông nâng cấp 2 hạng mục "nhỏ xíu" gần 10 tỷ (2)

>> 219 tỷ đồng thu từ tiểu thương chợ An Đông đang ở đâu? (3)

>> Lùm xùm chợ An Đông, "ăn cơm" mà lại quên người "nấu cơm" (4)

>> Chợ An Đông, âm hưởng của một Sài thành hoa lệ cần được khôi phục (5)

Theo đó, đối với chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng, các khoản phí nêu trên là khoản thu của ngân sách Nhà nước, BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được trích lại một phần từ số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần tiền phí trích để lại này do cấp có thẩm quyền quyết định theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. BQL chợ, doanh nghiệp quản lý và khai thác chợ có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán số tiền phí còn lại vào ngân sách Nhà nước.

“Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho BQL chợ hoặc doanh nghiệp để kinh doanh khai thác và quản lý chợ thì các loại phí quy định tại Thông tư này là phí không thuộc Ngân sách Nhà nước. BQL chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Dân sinh - Chi gần 10 tỷ sửa 2 gói 'nhỏ xíu', BQL chợ An Đông lạm quyền?  (Hình 2).

 Mặt sau chợ An Đông nhếch nhác, trong khi số tiền khủng mà bà con tiểu thương đóng góp lên đến 219 tỷ đồng, trong đó có phần để chi cho sửa chữa, nâng cấp, đã bị chính quyền quận 5, TP.HCM "đắp chiếu" từ 3 năm nay? Nếu gửi ngân hàng lấy lãi thì con số đó giờ đã phát sinh thêm vài chục tỷ đồng nữa.

 BQL chợ An Đông có lạm quyền ?

Về con số hơn 9 tỷ đồng để sửa chữa hai hạng mục nhỏ xíu như một cách đối phó, "chữa cháy" mà ông Nguyễn Chí Trung – Phó BQL chợ An Đông đã công bố trước bà con tiểu thương ngày 28/10, đã gây bức xúc với các tiểu thương. Vì họ cho rằng, tại sao lúc bà con tiểu thương muốn xem bảng kê khai, quyết toán thì ông Trung không cho xem, đồng thời kế hoạch sửa chữa hệ thống nhà vệ sinh, cấp thoát nước, điện động lực… các tiểu thương hoàn toàn không được nắm. Nay lại công bố công khai chi tiết về các hạng mục và sắp tới “sẽ” dán lên cho bà con được biết ?

Dân sinh - Chi gần 10 tỷ sửa 2 gói 'nhỏ xíu', BQL chợ An Đông lạm quyền?  (Hình 3).

Chi số tiền gần 10 tỷ đồng để sửa chữa hai hạng mục "nhỏ xíu" cho chợ, BQL chợ An Đông có dấu hiệu lạm quyền, vị phạm quy định pháp luật. 

Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn nhận định, Thông tư 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 có quy định về chức năng và quyền hạn của BQL chợ. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 (thay thế NĐ 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006) quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tại Điều 21, quy định đơn vị sự nghiệp công vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.

Do đó, việc quản lý, hoạt động kinh doanh của BQL chợ phải theo luật doanh nghiệp. Còn thu phí thì theo luật phí và lệ phí. Nếu việc sử dụng các khoản thu chi mà không rõ, không đúng pháp luật về đấu thầu các hạng mục sữa chữa, cần phải công khai, minh bạch.

Luật sư Tuấn đặt câu hỏi, quy chế quản lý chợ An Đông có quy định về việc khi nào sử dụng chi trên hạng mức phải tổ chức đấu thầu công khai hay không? Nếu chi sai thì xem như lạm quyền, hoặc cố ý làm trái quy định của Nhà nước thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự quy định tại Điều 165 Luật Hình sự năm 1999. Điều luật này quy định về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.  

Điều 165 Luật Hình sự năm 1999: Tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm  đến năm  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c)  Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất địn h từ  một  năm đến năm năm.

Đức Mỹ

(Còn tiếp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.