Chỉ mất nửa phút để đo chỉ số đường huyết… qua smartphone

Chỉ mất nửa phút để đo chỉ số đường huyết… qua smartphone

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 18/12/2018 10:31

Với thiết bị theo dõi đường huyết nhỏ gọn có tên "POPS!", người sử dụng chỉ mất nửa phút để đo chỉ số đường huyết cho mình và mọi người.

Theo Thế giới Vi tính, công ty POPS! Diabetes Care tại Minneapolis (Mỹ) vừa cho ra mắt một sản phẩm theo dõi đường huyết mới khá sáng tạo có tên POPS!.

Theo đó, hệ thống này gồm phần cứng là thiết bị POPS! nhỏ gọn, có thể dính vào phía sau điện thoại thông minh của người dùng. Sau khi POPS! lấy các thông tin bằng cách lấy máu qua mao mạch, bộ cảm biến của nó sẽ xử lý trong vòng nửa phút, một khoảng thời gian khá ấn tượng nếu so với các cách lấy mẫu và trả kết quả truyền thống. Khi đã có kết quả, hệ thống sẽ truyền thông tin về phần mềm được cài đặt sẵn trong smartphone của người dùng, và họ sẽ sử dụng kết quả đó để chia sẻ với bác sỹ hoặc tự theo dõi chỉ số của mình để có các bước xử lý tiếp theo.

Sản phẩm - Chỉ mất nửa phút để đo chỉ số đường huyết… qua smartphone

Công ty POPS! Diabetes Care tại Minneapolis (Mỹ) vừa cho ra mắt một sản phẩm theo dõi đường huyết mới khá sáng tạo có tên POPS!.

Hiện công ty POPS! Diabetes Care chưa công bố giá bán và thời gian bán thiết bị đo chỉ số đường huyết mới này. 

Chỉ số đường huyết - viết tắt là GI (glycemic index), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm được người ta phân loại thành ba cấp độ: thấp, trung bình và cao.

Những thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, với các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ một cách đều đặn và ở chiều ngược lại, nó cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp ta giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Với những người mắc bệnh tiểu đường, việc tìm chọn để dùng các loại thức ăn có chỉ số GI thấp sẽ giúp việc kiểm soát chỉ số đường huyết tốt và dễ dàng hơn, có lợi hơn cho họ. Ngoài ra, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo đó, chỉ số đường huyết của mỗi người luôn biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn vì vậy rất cần có sự theo dõi, kiểm soát nhanh chỉ số này.

Trước đó, các nhà khoa học Anh cũng phát triển một ứng dụng mới trên điện thoại thông minh có thể giúp đo lường và giám sát lượng đường trong máu mà không cần phải lấy máu.

Ứng dụng mới có tên gọi là Epic Health, sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường không cần lấy máu trên đầu ngón tay nhiều lần trong ngày.

Ứng dụng này phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Với ứng dụng mới đó, người bệnh chỉ cần đặt một đầu ngón tay lên trên ống kính camera của điện thoại thông minh và chụp lại, khi đó toàn bộ thông tin về nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, tốc độ hô hấp và độ bão hòa oxy trong máu sẽ hiện lên trên thiết bị ứng dụng.

Theo ông Dominic Wood- người đã sáng lập ra ứng dụng cho biết: “Ứng dụng này sử dụng giao thức đơn giản khuyến khích người sử dụng làm các xét nghiệm không xấm lấn và cho phép chúng ta nắm giữ được toàn bộ thông tin của bệnh nhân một cách có hệ thống và tạo ra được những kết quả điều trị phù hợp nhất”.

Đào Vũ (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.