Chỉ nên nhỏ mũi bằng nước muối một lần/tuần

Chỉ nên nhỏ mũi bằng nước muối một lần/tuần

Thứ 5, 27/12/2012 23:48

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong muối có nhiều thành phần có khả năng sát trùng cao. Tuy nhiên, dùng nước muối để rửa mũi là một điều mà nhiều bác sĩ khuyên không nên dùng.

Khi mũi ở trong trạng thái bình thường mà thường xuyên dùng nước muối để rửa sẽ làm mất lớp màng nhầy bảo vệ mũi vốn có, sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Lúc đó, mũi lại càng dễ bị viêm hơn. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng nước muối một tuần một lần để vệ sinh mũi, và lưu ý chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý, được sản xuất theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, không nên dùng nước muối tự pha để sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dùng nước muối để rửa mũi phòng bệnh viêm xoang là thói quen của nhiều người dân hiện nay.

Xã hội - Chỉ nên nhỏ mũi bằng nước muối một lần/tuần

Mổ tả amip "ăn não" bằng đồ họa

Quản lý dược và thực phẩm (Mỹ) cho rằng, trong muối có thể tồn tại amip Naegleria fowleri và một số loại vi khuẩn khác. Nếu vi khuẩn đi vào đường tiêu hóa thì acid ở ruột có thể tiêu diệt được nhưng khi lên đường mũi thì khoang mũi và xoang không có chức năng phòng vệ đó.

Ông Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ, cho biết amip "ăn não" khi xâm nhập vào não người sẽ tồn tại ở môi trường chất lỏng bên trong hộp sọ. Sau đó, con "quái vật" này sẽ bắt đầu nhân lên rồi "ăn" các tế bào não và giết vật chủ chỉ trong vài ngày.

Nạn nhân đầu tiên được phát hiện là một người đàn ông ở miền Nam bang Louisiana (Mỹ). Người đàn ông này đang ở trạng thái bình thường, bỗng nhiên đau đầu như búa bổ, lưng đau, cổ cứng và liên tục nôn mửa. Ngày hôm sau, bệnh nhân được đưa đến một bệnh viện gần đó trong tình trạng nguy kịch và sốt cao. Nhận thấy có một nguồn áp lực lớn lên hệ thần kinh trung ương, các bác sĩ tiến hành lấy dịch tủy não ra để xét nghiệm. Được tiêm kháng sinh nhưng người đàn ông này đã không qua khỏi và chết sau 3 ngày phát bệnh.

Cách đó không lâu, một người phụ nữ ngụ tại bang Louisiana, được đưa đến bệnh viện bằng trực thăng cũng có nhiều triệu chứng tương tự và đã tử vong sau 5 ngày nằm viện. Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ đã xét nghiệm và kết luận hai bệnh nhân trên bị viêm màng não do amip "ăn não" gây ra.

Còn tại Việt Nam, mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Đề (Trường Đại học Y Hà Nội) đã thực hiện nghiên cứu về ký sinh trùng amip tại Việt Nam. Theo đó, ký sinh trùng amip xuất hiện trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam. Số người mắc bệnh chủ yếu ở nông thôn và tập trung phần lớn ở phụ nữ, trẻ em rất ít khi mắc bệnh.

Theo TS Đề, Viện Sốt rét Ký sinh trùng & Côn trùng Trung Ương từng phát hiện rất hiện nhiều bệnh nhân bị ký sinh trùng amip tấn công não nhưng có rất ít trường hợp bị tử vong. Ngoài ra, ông cũng ghi nhận mỗi năm có từ 4-5 bệnh nhân bị viêm giác mạc do amip. Phần lớn bị nhiễm amip là do tắm trong ao, hồ có bùn có chứa ký sinh trùng amip. Các bệnh nhân này nếu chữa trị ngay sẽ phục hồi được thị lực. Còn điều trị muộn sẽ để lại hậu quả xấu do amip tấn công sâu vào mắt, sinh sôi lên nhiều lần và hủy hoại tế bào mắt gây đau và mù.

Chưa biết nguyên nhân amip "ăn não" thâm nhập vào nước

Hằng năm, Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ đều ghi nhận được một vài trường hợp nhiễm amip. Hầu hết tất cả các bệnh nhân bị nhiễm đều có liên quan đến công việc bơi lội hoặc dùng một loại nước chưa được diệt khuẩn. Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân làm thế nào mà khuẩn amip có thể thâm nhập vào hệ thống nước.

Nguyên Việt - Quyên Triệu


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.