Sinh ra tại "làng dược liệu", chị nông dân kiếm tiền tỷ nhẹ nhàng
Trồng cây dược liệu cho thu hoạch cao, chị Đỗ Thị Hoa ở Hưng Yên vinh dự được tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
Nghề trồng và chế biến dược liệu ở Nghĩa Trai trải qua biết bao thăng trầm, tuy nhiên tự bao đời, người dân Nghĩa Trai tận dụng từ những thửa ruộng lớn, mảnh vườn nhỏ đến phần đất trống ven đường để trồng dược liệu.
Nổi bật, thôn Nghĩa Trai có truyền thống trồng và chế biến dược liệu tuổi đời gần 1.000 năm tuổi ở Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên.
Tại quê hương chị Hoa từ người già đến trẻ -cả khi nhắm mắt lại, chỉ cần ngửi là họ cũng biết được là vị thuốc gì. Đặc biệt, ngoài mùi "nước hoa" của hàng chục loại dược liệu, ai đến Nghĩa Trai cũng phải giật mình với những âm thanh chát chát bụp bụp phát ra của việc bào chế, băm nhuyễn thuốc.
Không ngừng học tập và phát triển trồng và sản xuất dược liệu với quy mô lớn tại quê hương mà. Chị nông dân Đỗ Thị Hoa luôn chất phác, hồn hậu nơi đây dành cả cuộc đời để lưu giữ "lửa nghề".
Mặc dù ở độ tuổi U60 nhưng chị Hoa vẫn toát lên sự trẻ trung, năng động và tràn đầy năng lượng. Tiết lộ với Dân Việt về bí quyết làm giàu thành công nhờ trồng cây dược liệu chị Hoa cho hay, thời còn bé thường theo cha mẹ ra đồng trồng dược liệu cũng vì thế tình yêu với cây dược liệu từ đó mà "sinh sôi, nảy nở".
Ở Nghĩa Trai gần như 100% các hộ gia đình trong đều tham gia vào việc trồng trọt, khai thác, chế biến và buôn bán dược liệu. Kể cả những miếng đất hoang rìa đường, dọc bờ mương hoặc trong vườn, nhà nào cũng biết tận dụng từng tấc đất để trồng cây thuốc. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai cũng có thể ghi nhớ tác dụng của các loại thuốc.
Nơi chị sống bất cứ nơi nào trong làng cũng có thể trồng thuốc. Chân ruộng tốt thì trồng cây đắt tiền như: cúc hoa, bạch chỉ, ngưu tất, địa liền; chân đất xấu thì trồng hoài sơn, nga truật, tía tô, kinh giới...
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp chị Hoa chia sẻ luôn mong muốn thoát khỏi cảnh đi làm thuê, tự mở cho mình một cơ sở trồng và chế biến dược liệu. Rồi những khó khăn ban đầu cũng giúp chị gặt hái được thành công.
Để có đất trồng dược liệu, chị phải "lùng sục" khắp khơi để thuê hoặc liên kết với nông dân. Có đất rồi nhưng phải hợp thổ nhưỡng, khí hậu. "Mọi thứ đến với tôi chẳng dễ dàng gì", chị nói.
Trong kinh doanh chị Hoa rất nhanh nhạy vừa làm vừa ứng biến, ngoài nguồn nguyên liệu tự sản xuất, chị Hoa cũng phải nhập nguyên liệu từ nơi khác. Với số vốn ít ỏi trong tay nên nhiều lúc hàng về chị phải đi "vay nóng".
Nhờ những quyết đoán và hướng đi đúng đắn, hiện cơ sở của chị Hoa đã liên kết trên 20 ha trồng hoa cúc chi ở huyện Văn Lâm, Kim Động.
Sắp tới sẽ mở rộng thêm tại các huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và tỉnh Hà Giang... Sản lượng mỗi năm đạt từ 100.000 tấn – 200.000 tấn dược liệu. Nổi bật năm 2023 lợi nhuận đạt 4,5 tỷ đồng.
Nhận thấy mô hình trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Mạnh Quỳnh, 30 tuổi, là con trai thứ hai của chị Hoa cũng về bắt tay làm việc cùng mẹ. Mặc dù, trước đây, Quỳnh có một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt ở Hà Nội.
Không chỉ mang lại giá trị cho bản thân chị Hoa còn tạo điều kiện cho 15 lao động địa phương có thu nhập 16 -18,5 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý, dịp cuối năm có đến hàng trăm lao động làm việc tại cơ sở của chị.
Quyết làm giàu nhờ trồng dược liệu nhờ chữ "tâm"
Quyết làm giàu nhờ trồng dược liệu nhưng chị Hoa luôn đặt chữ "tâm" lên trước hết. Theo đó, hiện cơ sở của chị Hoa đã liên kết trên 20 ha trồng hoa cúc chi ở huyện Văn Lâm, Kim Động. Sắp tới sẽ mở rộng thêm tại các huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và tỉnh Hà Giang... Sản lượng mỗi năm đạt từ 100.000 tấn – 200.000 tấn dược liệu. Năm 2023 lợi nhuận đạt 4,5 tỷ đồng.
Sau nhiều năm khởi nghiệp và thành công chị Hoa được tặng nhiều bằng khen của địa phương và Trung ương.
- Năm 2019-2023: Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương
- Năm 2021: Nhận giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" giai đoạn 2016-2020
- Năm 2021: Nhận giấy khen của CT UBND huyện Văn Lâm vì đã có thành tích xuất săc trong hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ.
- Năm 2023: Nhận giấy khen của Hội đông Y Tỉnh Hưng Yên vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng và phát triển Hội.
- Năm 2023: Nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.
Tầm quan trọng của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe
Theo Sức khỏe & Đời sống dược liệu là cái tên gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay, chúng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Hiểu một cách đơn giản thì dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hoặc động vật hoặc chỉ là một vài bộ phận của chúng.
Hiện nay, Việt Nam ghi nhận được trên 5.000 loài thực vật, nấm, trên 400 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc.
Từ ngàn đời nay, dược liệu gắn liền và quen thuộc với cuộc sống người dân. Ở hầu khắp các vùng miền đều có sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh thông thường, điều này đang trở thành xu hướng và được nhiều người bệnh quan tâm bởi tính an toàn, lành tính và nguồn nguyên liệu phong phú.
Không chỉ quen thuộc với người dân, dược liệu còn đống vai trò quan trọng trong hệ hệ thông y tế, cụ thể là ngành sản xuất thuốc. Chỉ tính riêng về thảo dược, theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy có hơn 21.000 loài cây cỏ được các dân tộc trên thế giới dùng làm thuốc.
Luôn tâm niệm không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn cống hiến cho quê hương, chị Hoa luôn đặt chữ "tâm" lên trước hết, nói đi đôi với làm, mỗi năm chị Hoa đều ủng hộ thuốc cho đối tượng người bệnh thuộc hộ nghèo, họ khó khăn trị giá 70-100 triệu đồng. Điển hình năm 2020-2021, chị ủng hộ phòng chống dịch Covid -19 bằng thuốc và khẩu trang với số tiền 100 triệu đồng.
Trúc Chi (t/h)