Biệt danh này ra đời sau khi HomePod bị iFixit tiến hành mổ xẻ để tìm hiểu. iFixit mô tả HomePod "có cấu tạo giống như một chiếc xe tăng" và rất khó để tháo lớp ngoài ra. HomePod có 1 lớp lưới bảo vệ bên ngoài và chất keo dính bên trong được iFixit khẳng định việc tháo chúng “không dành cho người yếu tim”.
Chưa hết, cấu tạo bên trong của HomePod theo iFixit cũng rất phức tạp và khuyến cáo rằng người dùng không nên tự tháo máy ra. Trong thang điểm từ 1 – 10 trong đó mức 10 là dễ sửa chữa nhất, iFixit xếp HomePod vào mức 1/10, tức là cực kì khó sửa chữa. Dây nguồn cũng không thể tháo ra khỏi máy.
HomePod là sản phẩm loa thông minh đầu tiên của Apple. Sau khi ra mắt, HomePod nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Chất lượng âm thanh của HomePod rất được khen ngợi nhưng sự xử lý của trợ lý ảo Siri không được tốt lắm, nhất là về phần xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Apple Siri được cho là xếp sau các trợ lý ảo khác như Cortana của Microsoft, Assistant của Google, Alexa của Amazon. Tuy nhiên, HomePod vẫn được nhiều người đặt mua và được khen ngợi về chất lượng âm thanh. Chi phí sửa chữa của HomePod cũng đã được Apple công bố.
Theo đó, chi phí sửa chữa HomePod chiếm tới 80% máy, tức 279 USD. Có vẻ như Apple muốn người dùng phải cẩn thận khi sử dụng HomePod để tránh hỏng hóc. Apple có truyền thống kỹ càng với các sản phẩm của mình, không dễ để cho người khác tự ý mở thiết bị của họ.
iPhone và iPad trước đó cũng được thiết kế để người dùng không thể tự thay pin và cũng có chất kết dính để ngăn sự tiếp cận vào các linh kiện bên trong và HomePod đã cho thấy sản phẩm này không phải ngoại lệ. iFixit đã mở HomePod bằng nhiều dụng cụ trong đó có cả cưa sắt và máy siêu âm và kết luận chỉ có thợ chuyên nghiệp mới nên đụng vào phần trong của HomePod.