“Chỉ sờ mông thôi? Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy?"

“Chỉ sờ mông thôi? Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy?"

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 5, 07/03/2019 08:24

Những "bê bối" của ngành giáo dục gần đây, khiến nhiều người phẫn nộ. Khi vụ trước còn chưa “ráo” thì vụ sau đã lại tiếp nối rộ lên. Vụ thầy giáo bị tố dâm ô học sinh ở Bắc Giang, còn có nhiều người bao biện đó chỉ là “chỉ sờ mông thôi”. Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy, thầy giáo sao lại sờ mông học sinh, đến bố con còn không có chuyện đó nữa là...

Lên tiếng để “thanh lọc” ngành giáo dục

Trước các vụ việc cho thấy có một bộ phận những thầy giáo có hành vi, tư tưởng tha hoá, lệch lạc như trên, Thạc sĩ Đỗ Nghiêm Thanh Phương, Giảng viên khoa Công tác xã hội, đại học Sư phạm Hà Nội đã nhận định: “Những vấn đề liên quan đến xâm hại, lạm dụng học sinh trong thời gian vừa qua nhận được sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng. Hay nói chính xác hơn là các vụ việc được phụ huynh, cộng đồng xã hội lên tiếng nhiều hơn, khi nhận thức xã hội tăng và báo chí vào cuộc nhiều hơn”.

Ông phân tích: “Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ việc thiếu nhận thức về pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật của giáo viên, thiếu sự hiểu biết về sự phát triển của trẻ em, không lường được hậu quả gây ra đối với trẻ em. Đó là theo quan điểm cá nhân của tôi.

Những hành động bạo hành, dâm ô, quấy rối… trong học đường biểu hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc người giáo viên không tốt, để lại hậu quả rất kinh khủng.

Giáo dục - “Chỉ sờ mông thôi? Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy?'

Tin nhắn trong vụ thầy giáo bị tố "gạ tình" ở Thái Bình.

Về mặt thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển chậm đi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Bên cạnh đó, gây ám ảnh, tổn thương nghiêm trọng về tâm lý đối với học sinh. Nhiều trường hợp khiến cho học sinh đó quá “sốc”, mắc bệnh về tâm lý”.

Thạc sĩ Đỗ Nghiêm Thanh Phương cho rằng: “Nạn nhân trong những trường hợp bị quấy rối, xâm hại đó thường sợ hãi, rụt rè, khép kín, ngại trò chuyện, giao tiếp, không muốn chơi với các bạn, cũng không muốn gặp người lạ, đặc biệt là đàn ông.

Trước mắt, để tránh các vụ việc tương tự xảy ra, cần giải quyết nhanh hai vấn đề. Thứ nhất, hỗ trợ nhận thức để học sinh hiểu lạm dụng, xâm hại tình dục là điều không tốt, không đúng để từ đó sẽ lên tiếng và tìm người hỗ trợ; thứ hai, trang bị cho học sinh một số kỹ năng để tự bảo vệ mình”.

Nương tay sẽ không xóa được tì vết

Theo ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, vấn đề đạo đức của nhà giáo cần được quan tâm và chú trọng hàng đầu: “Một vài trường hợp tiêu cực cũng đủ sức gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, niềm tin và hình ảnh của tập thể nhà giáo.

Vấn đề tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách cho nhà giáo cần được đặc biệt chú trọng. Ngay từ trong các trường đào tạo sư phạm, phải kết hợp giáo dục kỹ năng cho những nhà giáo tương lai, nếu để sinh viên sư phạm thiếu thực hành, thiếu kỹ năng sống, không có sự va chạm, ứng xử các tình huống trong cuộc sống, thì khi bước vào nghề, khó kiểm soát được hết các hành vi”.

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh: “Những trường hợp giáo viên bạo hành hay có những hành vi quấy rối, xâm hại học sinh, cần phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng tính chất mức độ vi phạm, tuyệt đối không có sự nương tay.

Hiện nay, cả xã hội bức xúc, phẫn nộ và lên án là hoàn toàn đúng, bởi đó là những hành động không thể chấp nhận được, trong khi nhà giáo là đại diện cao quý cho sự mẫu mực, nghiêm túc để giáo dục thế hệ tương lai.

Giáo dục - “Chỉ sờ mông thôi? Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy?' (Hình 2).

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh khẳng định đó là những hành động mà chuẩn mực đạo đức bình thường đã không cho phép chứ đừng nói đến môi trường học đường.

Không thể phủ nhận áp lực của nhà giáo không phải là nhỏ, khi các lớp học thường xuyên quá tải, có thể dẫn đến những hành động không kiểm soát được. Tuy nhiên, dù có áp lực đến đâu, không thể hành xử như vậy, đó là những hành động mà chuẩn mực đạo đức bình thường đã không cho phép chứ đừng nói đến môi trường học đường”.

Giáo dục không thể để “tự do trôi nổi” như thế

Bày tỏ quan điểm trước hàng loạt “vết đen” trong ngành giáo dục, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “Mặc dù tỷ lệ những vụ việc trên xuất hiện không nhiều so với toàn đội ngũ, nhưng lại xuất hiện trong ngành giáo dục, là một ngành đặc thù tu dưỡng đạo đức, sẽ là những người dẫn dắt thế hệ tương lai, thì hoàn toàn không chấp nhận được"

Qua mấy vụ gần đây, khi vụ trước còn chưa “ráo” thì vụ sau đã lại tiếp nối rộ lên. Vụ thầy giáo bị tố dâm ô học sinh ở Bắc Giang, còn có nhiều người bao biện giúp “chỉ sờ mông thôi”. Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy, thầy giáo sao lại sờ mông học sinh, đến bố con còn không có chuyện đó nữa là…”.

Ông khẳng định: “Bộ GD&ĐT phải xử lý mạnh tay, nếu “lơ” đi thì sẽ tạo “lối” cho các vụ sau xuất hiện càng ghê gớm hơn. Nhất định không được để tì vết nào làm mất uy tín của tập thể đội ngũ giáo viên, kể cả tỷ lệ rất nhỏ, 1 người trong 2.000 người thì cũng là điều không thể chấp nhận được.

Tôi mong báo chí giúp khẳng định một điều: Giáo dục không thể để “tự do trôi nổi” như thế, cần nhanh chóng và kịp thời thanh lọc toàn bộ những biểu hiện xấu này ra khỏi ngành.

Giáo dục - “Chỉ sờ mông thôi? Trên đời đâu có chuyện lạ đời như vậy?' (Hình 3).

GS.TS Phạm Tất Dong mong muốn làm thật mạnh tay để "thanh lọc" những con sâu trong ngành giáo dục.

Tôi vẫn tâm niệm môi trường học đường của nghề sư phạm là môi trường đạo đức, xã hội là môi trường kỹ thuật… Vì thế, phải phản ứng mạnh mẽ lên, trong một môi trường đạo đức không thể để xảy ra những chuyện như vậy”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.