Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô

Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 6, 30/11/2018 14:27

Da trẻ sơ sinh bị khô là hiện tượng rất nhiều trẻ mắc phải bởi làn da của bé khá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị khô hơn. Vậy làm sao để điều trị và phòng bệnh hiệu quả cho làn da khô của bé, cùng tìm hiểu bài viết sau các mẹ sẽ giải đáp được câu hỏi đó.

Truyền thông - Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô

Chú thích ảnh

1. Nguyên nhân da trẻ sơ sinh bị khô

Không khó để hiểu khi thời tiết hanh khô, da trẻ sơ sinh bị khô và có đôi khi là nứt nẻ. Điều này cũng có thể xảy ra trên da người lớn. Một nguyên nhân khác gây nên tình trạng khô da là do cách chăm sóc làn da sai cách.

– Khi độ ẩm ẩn sâu bên dưới làn da con người bị mất cân bằng, trên bề mặt da sẽ báo hiệu bằng cách da bị khô và có thể bong tróc từng mảng. Khi đó, thành phần dinh dưỡng trên da sẽ dễ dàng mất đi.

– Với những bé thuộc da khô, bạn dễ dàng thấy được các vùng da già yếu và chết đi khi ánh nắng chiếu vào, hoặc khi con ở trong môi trường máy điều hòa.

– Một điều nhỏ khác mà các bậc cha mẹ nên biết là làn da của con còn rất mỏng manh, nên tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô xảy ra là điều khó tránh khỏi, khi nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau quá nhiều.

2. Các vị trí da trẻ sơ sinh bị khô

  • Da mặt

Có thể nói, da mặt chính là vùng da mỏng nhất trên cơ thể. Điều này càng đúng với con trẻ khi bạn quan sát thấy da trẻ sơ sinh bị khô thường rơi vào vị trí này. Hai gò má của con rất dễ bị khô ráp, căng sần nên bé rất khó chịu và quấy khóc. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, chàm sữa ở trẻ sơ sinh xảy ra là điều tất yếu.

Truyền thông - Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô (Hình 2).
  • Da chân

Có một điều hơi lạ là vùng da xung quanh gót chân lại rất dễ bị nứt nẻ và khô hơn là những nơi khác ở bàn chân. Các mẹ thường bỏ quên vùng da chân của con khi tắm rửa hoặc chăm sóc con hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là vùng da trẻ sơ sinh bị khô cũng khá phổ biến.

  • Da vùng lưng

Vùng lưng sẽ là nơi tiếp xúc với nước nóng nhiều nhất khi bạn tắm cho con. Vì vậy, da của bé rất dễ bị khô và đây là điều ác mộng khi tiết trời lạnh. Khi thấy lạnh, mẹ càng dùng nước nóng để tắm cho con, nhưng mẹ lại vô tình không biết da vùng lưng sẽ mất đi độ ẩm và gây khô ráp, nếu lưng bé tiếp xúc với nước nóng quá lâu.

3. Các chăm sóc em bé khi thấy da trẻ sơ sinh bị khô

  • Giảm số lần tắm khi thấy trời hanh khô

Tắm sẽ giúp da của con loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và nhiều chất cặn bã khác trên cơ thể con. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng nhiều (tắm trên 2 lần trong 1 ngày), da của con sẽ bị mất cân bằng độ ẩm tự nhiên.

Đặc biệt hơn, khi thấy tiết trời hanh khô, hãy ngưng tắm cho con trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn hãy lấy khăn sạch nhúng với nước ấm và lau toàn thân cho con là đủ.

Truyền thông - Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô (Hình 3).
  • Thường xuyên dưỡng ẩm da cho con

Sau khi tắm xong, bạn hãy dùng chiếc khăn bông thật mềm mịn lau khô cho con và bôi ngay kem dưỡng da.

Bạn tuyệt đối không được dùng kem dưỡng da của người lớn và lấy bôi đại trên da của con. Hãy chỉ mua dùng sản phẩm chuyên dành cho em bé. Kiên trì bôi cho con từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và đều đặn trong vòng 2 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô không còn tái diễn nữa.

Ngoài chú ý đến kem dưỡng da, đừng quên môi trường sống của bé cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của con. Khi thấy không gian trong phòng hanh khô, bạn nên sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng của con.

Khi trời trở lạnh, luôn giữ ấm cho con là câu thần chú nên thường trực trong đầu của phụ huynh. Bạn có thể đeo găng tay và mang tất cho con.

  • Đưa con đi khám nếu thấy tình trạng da bị khô trở nên nặng

Không chỉ khô bình thường, con còn bị ngứa liên tục và nổi nhiều mảng đỏ trên da, đó là lúc bạn nên đưa con đi thăm khám ngay. Vì nếu không, con có thể mắc phải chứng bội nhiễm chàm hoặc vảy cá/vảy nến, dày sừng nang lông. Các tình trạng bệnh này rất khó để chữa khỏi cho con về lâu dài.

Ngoài ra, mẹ nên dung kết hợp sản phẩm tắm bé phù hợp để tránh tình trạng khô hay bong tróc da ở bé.

Hiện nay các mẹ thường truyền tai nhau sử dụng các loại muối tắm thảo dược với thành phần tự nhiên lành tính đảm bảo an toàn cho da bé, giúp làm mát da. Muối tắm với chiết xuất tự nhiên từ muối hầm và các loại cây cỏ, có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết kết hợp với các hoạt chất với liều lượng an toàn cho làn da bé đã giải quyết tất cả các vấn đề ngoài da, trong đó có tình trạng khô da ở trẻ.

Sản phẩm đã được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, muối tắm còn có thể sử dụng để gội đầu, rửa mặt cho bé và hoàn toàn có thể thay thế xà bông công nghiệp.

Truyền thông - Chia sẻ cách phòng và điều trị khi da trẻ sơ sinh bị khô (Hình 4).

Muối tắm thảo dược Eco – chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên

Phân phối chính thức bởi: Eco Consumer Shop - Tiêu dùng thuận tự nhiên

Địa chỉ: Phòng 38 Tầng 2 Học viện phụ nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa Hà Nội

Điện thoại: 0936.165.795

Website:

Ecoshopvn.com

hoặc muoitamthaoduoc.vn 

Thu Loan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.