Trong lịch sử của Trung Quốc, chuyện đào lăng mộ nhằm mục đích trả thù và vơ vét đồ tùy táng quý giá không phải hiếm. Một trong những vụ đào trộm lăng mộ nổi tiếng nhất là lăng mộ của hoàng gia nhà Thanh bị tướng quân phiệt Tôn Điện Anh đào bới.
Nhóm binh lính của Tôn Điện Anh dọn sạch toàn bộ châu báu vàng ngọc trong lăng mộ. Nhiều người nói số bảo vật bị cướp nhiều đến nỗi họ phải chở bằng xe tải.
Tuy nhiên nhóm cướp không phải là trộm mộ chuyên nghiệp. Đối với chúng, chỉ có đồ trang sức bằng vàng, bạc hay ngọc mới là đồ có giá trị, còn tranh vẽ, thư pháp, vật dụng khác chỉ là "đồ bỏ đi". Vì thế, rất nhiều dạng cổ vật tương tự như vậy bị vứt bỏ, phá hủy.
Nhiều món đồ cổ bị vứt bỏ đến nay lưu lạc trên thị trường chợ đen. Chiếc chăn được tìm thấy trong lăng mộ của vua Càn Long là một trong số đó.
Vì ít ai biết tới xuất xứ của nó, vì vậy, trong mắt nhiều người nó chỉ là chiếc chăn cũ bị coi rẻ. Tình cờ, chiếc chăn này lại lọt vào mắt một người đàn ông họ Tần khi ông lang thang ở chợ đen.
Hôm đó, ở khu chợ diễn ra cuộc đấu giá các di vật văn hóa và khi vừa nhìn thấy chiếc chăn, ông Tần đã ưng ngay. Hôm sau, ông gom tiền đến chợ hỏi mua cái chăn cũ đó với giá 90.000 NDT (hơn 300 triệu đồng).
Với kinh nghiệm của bản thân, ông Tần luôn cảm thấy cái chăn đó rất khác biệt. Nó được làm bằng lụa vàng với nhiều hình thêu chữ, hình tinh xảo, kỹ thuật làm ra chất liệu vải của chiếc chăn cũng rất phức tạp.
Một người quen của ông Tần tới chơi, người này có chút hiểu biết về cổ vật, nói rằng đây là chiếc chăn vô cùng quý giá, được dùng để đắp lên người đã khuất và đặt trong quan tài.
Năm 2008, ông Tần bán lại chiếc chăn cho người phụ nữ với giá 65,5 triệu NDT (hơn 222 tỷ đồng). Không ngờ, 2 năm sau, cái chăn được bán với giá 130 triệu NDT (hơn 442 tỷ đồng).
Vậy chiếc chăn này có gì đặc biệt, vì sao nó có mức giá “khủng” như vậy?
Hóa ra chiếc chăn cũ này là chăn Đà La Ni Kinh. Đây là một vật tùy táng có dệt kim, bên trên có kinh văn chữ Phạn. Vật này trong thời Thanh, chỉ có hoàng đế và các phi tần cấp Quý Nhân trở lên mới có tư cách được dùng. Thông thường mà nói, vật này được làm từ vải lụa trắng.
Người xưa tin rằng, do trên chăn có viết các mật ngữ chân ngôn của các Chư Phật Bồ Tát và danh hiệu công đức của Kim Cương Lực Sĩ, người mất cho dù là nam hay nữ, đều có thể xóa tội tạo phúc cho người đó. Tất cả mọi nỗi khổ ở nhân gian đều sẽ theo đó mà đi, yên tâm đi về thế giới cực lạc bên Tây Thiên.
Sở dĩ có cách làm như vậy là vì người xưa có quan niệm đối xử với người mất như lúc họ còn sống, họ tin rằng có cuộc đời sau khi mất, cũng tin rằng có kiếp sau. Vì thế, chăn Đà La Ni Kinh có tác dụng dẫn người đã khuất đi về thế giới cực lạc.
Đặc biệt, một trong những giá trị của chiếc chăn Đà La Ni Kinh này là nghệ thuật Khắc Ti. Khắc Ti là một kiểu dệt truyền thống vô cùng tinh tế của Trung Quốc, là một sản phẩm dệt tơ có tính trang trí rất cao. Những hoa văn được làm ra từ thể loại thủ công này hình thành biên giới cho các hoa văn, có hiệu quả điêu khắc, hơn nữa cả hai mặt đều có tính chủ thể.
Tháp Lạt Ma và chữ Phạn được thêu trên chăn Đà La Ni Kinh của Càn Long sau khi được sử dụng nghệ thuật thủ công Khắc Ti này có giá trị nghệ thuật cực lớn. Nghệ thuật Khắc Ti được coi như “1 tấc khắc ti 1 tấc vàng”, cả chiếc chăn dài 2000mm, rộng khoảng 1380mm, dựa theo nghệ thuật khắc ti thời đó thì lấy đơn vị là 2 người, ít nhất phải tốn khoảng 3 năm trở lên mới có thể hoàn thành.
Quan trọng hơn, chiếc chăn này chỉ có duy nhất một cái trên thế giới. Tấm chăn mà ông Tần mua được là chiếc được đặt trong quan tài của vua Càn Long. Nó được làm riêng cho vị vua này. Nó có lịch sử hơn 300 năm.
Các nhà khảo cổ thẩm định và công nhận chiếc chăn là bảo vật quý hiếm. Giá trị của nó sẽ tăng dần theo thời gian. Do đó, cái chăn được bán với giá hơn 440 tỷ đồng không có gì phải ngạc nhiên.
Minh Hoa (t/h)