Chiếc đồng hồ có giá 146 tỷ đồng ở Hồng Kông có gì đặc biệt?

Nguyễn Thị Tuyết

Nguyễn Thị Tuyết

Thứ 4, 24/05/2023 16:37

Đây là chiếc đồng hồ đắt nhất được bán đấu giá từ đầu năm 2023 đến nay, từng được sở hữu bởi một thành viên hoàng gia Trung Quốc.

Một chiếc đồng hồ Patek Philippe vừa được bán với mức giá kỷ lục 48,85 triệu đô la Hồng Kông (146,4 tỷ đồng) tại một cuộc đấu giá ở Hồng Kông (Trung Quốc) hôm 23/05. Con số này cao hơn gần 5 lần so với mức giá được đề xuất là 10 triệu HKD (gần 30 tỷ đồng).

Chiếc đồng hồ này từng thuộc sở hữu của Ái Tân Giác La Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh.

Cuộc đấu giá diễn ra chỉ vẻn vẹn 7 phút tại Khu văn hóa Tây Cửu Long với sự tham gia của các nhà sưu tập và đại diện địa phương.

Cùng với chiếc đồng hồ, 11 đồ dùng khác từng thuộc về vua Phổ Nghi cũng được đưa ra đấu giá, bao gồm một chiếc quạt giấy và một cuốn sổ tay trong đó ông viết về cuộc sống ở Trung Quốc.

Thế giới - Chiếc đồng hồ có giá 146 tỷ đồng ở Hồng Kông có gì đặc biệt?

Chiếc đồng hồ Patek Philippe Reference 96 Quantieme Lune và một chiếc quạt giấy thuộc sở hữu của vua Phổ Nghi được bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 23/5. Ảnh: SCMP

Theo Philipps Asia, mức giá của chiếc đồng hồ là 40 triệu HKD (gần 120 tỷ đồng) và được đưa ra bởi một nhà sưu tập ẩn danh cư trú tại Hồng Kông. Cùng với phí hoa hồng, người này sẽ phải chi 48,85 triệu HKD để sở hữu chiếc đồng hồ.

Ông Thomas Perazzi, người đứng đầu bộ phận đồng hồ tại Phillips Asia cho biết, đây là mức giá cao nhất dành cho một chiếc đồng hồ đeo tay từng thuộc về một vị hoàng đế. Đây cũng là chiếc Patek tốt nhất được sản xuất vào thời điểm đó, ông Perazzi nói thêm.

Phổ Nghi trở thành hoàng đế của Trung Quốc vào năm 1908, khi mới hai tuổi, và buộc phải thoái vị 4 năm sau đó. Năm 1945, ông bị giam giữ tại Nga trong 5 năm. Cuộc đời ông là nguồn cảm hứng cho bộ phim giành giải Oscar “Hoàng đế cuối cùng”.

Ông sở hữu nhiều chiếc đồng hồ, nhưng đáng chú ý nhất là chiếc Patek Philippe Calatrava 96 Quantieme Lune bằng bạch kim được thừa kế từ gia tộc. 

Đồng hồ Patek Philippe được các nhà sưu tập đánh giá cao. Chiếc Patek Philippe Grandmaster Chime đắt nhất thế giới từng được bán với giá 31,2 triệu USD (hơn 730 tỷ đồng) vào năm 2019.

Một chiếc Patek Philippe sản xuất năm 1946 cũng từng được Hoàng tử Ai Cập Mohammed Tewfik cũng từng được bán ra với giá hơn 9,5 triệu USD (223 tỷ đồng) bao gồm phí, trong khi mức giá ước tính chỉ là 1,2 triệu USD (hơn 28 tỷ đồng).

Thế giới - Chiếc đồng hồ có giá 146 tỷ đồng ở Hồng Kông có gì đặc biệt?  (Hình 2).

Một nửa mặt chiếc đồng hồ đã bị hỏng do vua Phổ Nghi muốn kiểm tra chất liệu bên trong. Ảnh: Hodinkee

Theo Hodinkee, vua Phổ Nghi từng quá buồn chán nên muốn kiểm tra xem liệu mặt chiếc đồng hồ này có được làm bằng kim loại quý hay không. Ông đã cho một người hầu cạo mặt chiếc đồng hồ. Khi đã rõ ràng là mặt đồng hồ được làm bằng đồng thau, ông đã cho dừng lại. Đây là lý do mặt chiếc đồng hồ này bị hỏng một phần.

Theo hồi ký của một người cháu trai của vua Phổ Nghi, ông đã đeo chiếc đồng hồ hàng ngày trong thời gian ở nhà tù Liên Xô, sau đó tặng lại cho người cháu này. Tuy nhiên, khi ông nhận được thông tin rằng mình sẽ được trở lại Trung Quốc, ông đã lấy lại chiếc đồng hồ này.

Vua Phổ Nghi sau đó đã tặng chiếc đồng hồ cho người phiên dịch người Nga của mình là ông Georgy Permyakov trước khi ông được dẫn độ về Trung Quốc, và nó vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Permyakov cho đến khi ông qua đời và trao nó cho những người thừa kế của mình.

Thế giới - Chiếc đồng hồ có giá 146 tỷ đồng ở Hồng Kông có gì đặc biệt?  (Hình 3).

Vua Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc (chính giữa) và ông Permyakov (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Hodinkee

Theo nhà báo Russell Working, người đã phỏng vấn ông Permyakov vào năm 2001, ông Permyakov có thể đã không hiểu rõ giá trị của chiếc đồng hồ này, vì ông chỉ cất nó trong ngăn kéo chứ không bảo quản trong két sắt.

Chiếc đồng hồ xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên vào năm 2019, sau đó rơi vào tay hãng đấu giá Phillips. Nhà đấu giá cho biết họ đã dành 3 năm làm việc với các chuyên gia về đồng hồ, nhà sử học, nhà báo và nhà khoa học để nghiên cứu lịch sử chiếc đồng hồ và xác minh nguồn gốc của nó.

Nguyễn Tuyết (Theo Hodinkee, Reuters, SCMP)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.