Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng

Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng

Ngô Thị Huyền

Ngô Thị Huyền

Chủ nhật, 13/10/2019 20:00

Để có thể học bài, bố mẹ Phong đã đóng cho em một chiếc giường gỗ đặt ở cuối lớp, đầu chiếc giường có thành cao bằng ván để làm giá kê sách vở. Hàng ngày, Phong dùng miệng điều khiển cây bút để viết chữ…

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng

Từ khi sinh ra, Nguyễn Thế Phong mang trong mình một cơ thể khuyết tật.

Không may mắn như những đứa trẻ khác, từ khi sinh ra, Nguyễn Thế Phong (SN 2012), trú xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã mang trong mình một cơ thể khuyết tật. Phong bị đa khớp bẩm sinh và bại não vận động khiến tay chân em co quắp, tật nguyền không vận động được.

Hành trình tới lớp của Nguyễn Thế Phong

Chị Nguyễn Thị Trúc Phương (SN 1989), mẹ của Phong cho biết, ngày mang thai đứa con đầu lòng được 4 tháng, chị đi khám thì phát hiện cháu bị dị tật, dù được các bác sỹ khuyên không nên giữ nhưng vợ chồng chị vẫn quyết tâm giữ con. Lúc sinh ra, chân tay Phong đều cứng đơ, xếp vòng lại.

Căn bệnh đa khớp bẩm sinh và bại não vận động khiến Phong phải đi bệnh viện bó bột từ khi 2 tháng đến 2 tuổi và từ 2 - 4 tuổi Phong phải trải qua 5 lần mổ khớp đầu gối và khớp bàn chân nên hiện nay mới duỗi ra nhưng vẫn không vận động được.

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng   (Hình 2).

Cuộc sống của Phong gắn liền với chiếc giường nhỏ bên ô cửa được cắt ra từ một tấm ván làm vách nhà.

Sau những chuỗi ngày nằm trong bệnh viện, trở về nhà, cuộc sống của Phong gắn liền với chiếc giường nhỏ bên ô cửa được cắt ra từ một tấm ván làm vách nhà.

Bố mẹ Phong có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Sau Phong còn có 2 em, để có thời gian chăm các con, chị Phương ở nhà, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1982, bố Phong). Hàng ngày, ngoài đi phụ hồ, anh Nhật còn đi làm keo, ai thuê gì cũng làm chỉ mong có thể nuôi sống gia đình.

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng   (Hình 3).

Nhìn thấy các em được bố mẹ đưa đi học, Phong đều thể hiện niềm khát khao được đến trường.

Mặc dù phải nằm một chỗ, không vận động tay chân, thế nhưng Phong lại tỏ ra rất thông minh, lém lỉnh. Nhìn thấy các em được bố mẹ đưa đi học, Phong đều thể hiện niềm khát khao được đến trường. Phong đã xin mẹ cho đi học nhưng vì trường không đủ trang thiết bị cho học sinh khuyết tật nên Phong đành ở nhà làm bạn với ti vi, tự học số đếm và chơi với bút, giấy.

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng   (Hình 4).

Phong được cô giáo đón vào lớp học.

Năm học mới này, em trai Phong là Nguyễn Ngọc Gia Bảo vào lớp 1, ngày nào Phong cũng xin mẹ đi học và hay hỏi mẹ đã mua áo sơ mi và cặp chưa, mong muốn đi học của Phong ngày càng khiến người làm mẹ như chị Phương phải day dứt.

Chị Nguyễn Thị Trúc Phương

“Trong một lần chở Bảo đến trường, thấy thầy hiệu trưởng đứng cạnh đó nên tôi đánh liều xin cho Phong đến lớp. Thầy đã cho phép cháu học thử 1 tuần, sau đó thấy Phong tiếp thu bài nhanh và quá ham học nên thầy đã nhận cháu vào học cùng lớp với em trai để tiện giúp đỡ nhau”, chị Phương kể tiếp.

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng   (Hình 5).

Chiếc giường gỗ đặc biệt của Phong được đặt ở cuối lớp.

Để có thể học bài, bố mẹ Phong đã đóng cho em một chiếc giường gỗ đặt ở cuối lớp, đầu chiếc giường có thành cao bằng ván để làm giá kê sách vở.

Nguyễn Thế Phong trên lớp học

Hàng ngày, Phong dùng miệng điều khiển cây bút để viết chữ, mặc dù đi học muộn hơn nhưng nay chữ em viết đã đều và đẹp không kém gì các bạn. Mặc dù mỗi lần viết, em phải dùng miệng và bàn tay co quắp kẹp ngòi bút nắn nót từng nét chữ. Khi qua chữ khác hay xuống dòng, em phải lắc cả người để dịch chuyển. Hành trình đi tìm con chữ của Phong bắt đầu, đó cũng là điều mà chị Phương chưa bao giờ nghĩ đến.

Giáo dục - Chiếc giường gỗ đặc biệt ở cuối lớp và nghị lực phi thường của cậu bé viết chữ bằng miệng   (Hình 6).

Dù viết bằng miệng nhưng nét chữ của Phong rất đẹp và đều.

“Cháu ham học lắm, trời mưa cũng xin tôi đưa đi, vì không thể cho cháu ngồi trước xe nên tôi phải chở hai em Phong đi trước rồi mới về bế Phong sang nhà hàng xóm cũng có con đi học để đi nhờ”, chị Phương nhớ lại.

Cô Lê Thị Hiền Bích, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A cho biết: “Mặc dù cơ thể mang khiếm khuyết và đi học muộn hơn các bạn 1 tháng nhưng em học rất tốt, tiếp thu bài nhanh, chữ đều và đẹp”.

Em xứng đáng là một tấm gương về tinh thần hiếu học, vượt lên nghịch cảnh.

Cô Lê Thị Hiền Bích, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.