Chiếc kéo quên 18 năm trong bụng ảnh hưởng thế nào tới người bệnh?

Chiếc kéo quên 18 năm trong bụng ảnh hưởng thế nào tới người bệnh?

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 5, 29/12/2016 16:01

Dao kéo ở trong bụng bệnh nhân có thể gây nhiễm trùng hoặc gây phản xạ. Các mô trong bụng quấn quanh dao kéo thành cục, khối u.

Chiếc kéo mổ trong ngành y tế nằm 18 năm trọng bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật (54 tuổi, trú tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) sau khi ông thực hiện ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn từ 18 năm trước.

Sở dĩ, ông Nhật cho rằng, chiếc kéo đang nằm trong người ông là của ca mổ năm ấy vì từ lần bị mổ năm 1998 đến nay ông chưa hề đi bệnh viện khám cũng như phẫu thuật.

Câu chuyện hi hữu này được ông Nhật phản ánh đang gây sự chú ý với nhiều người. Bởi lẽ, trong suốt 18 năm ấy, ông Nhật vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, ông vẫn đi rừng và làm các công việc nặng nhọc khác, cũng không thăm khám lại.

Chỉ thời gian gần đây, ông cảm thấy đau bụng âm ỉ, gia đình nghĩ ông bị đau dạ dày nên mua thuốc về uống nhưng không thấy hiệu quả.

Cũng do một tai nạn, ông Nhật đi khám tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) thì phát hiện trong bụng mình có một kéo dài 15 cm.

Xã hội - Chiếc kéo quên 18 năm trong bụng ảnh hưởng thế nào tới người bệnh?

Hình ảnh chụp chiếc kéo trong người bệnh nhân Nhật

Trao đổi với phóng viên Báo Người đưa tin, GS. TS Phạm Gia Khải - Ban chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe Trung ương - Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia cho biết:

Mổ thì phải động dao kéo. Người làm trong nghề y như Giáo sư thấy rõ, làm trong nghề cái gì cũng có thể xảy ra. Trường hợp bỏ quên các dị vật như dao, kéo, gạc... trong bụng bệnh nhân hiếm nhưng vẫn có.

“Dao kéo đó ở trong bụng bệnh nhân có thể gây nhiễm trùng hoặc gây phản xạ, các mô trong bụng quấn quanh dao kéo thành cục, khối u. Khối u không phát triển nhưng có thể bị nhiễm trùng nên quên dao kéo trong bụng là không có lợi.

Tùy theo tình hình nếu nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể tử vong, trường hợp không nhiễm khuẩn thì thành khối u cục trong bụng. Từ các mô quấn quanh dị vật đó, chụp chiếu X-quang có thể thấy, bằng mọi giá phải mổ lấy dao kéo đó ra.

Làm gì cũng phải có kế hoạch, có trình tự để mình không quên. Không những phẫu thuật viên, kể cả người phụ việc cũng phải nhớ các động tác thuần thục như trong nhà máy, làm việc không khoa học có thể quên ngay”, GS. TS Phạm Gia Khải nhấn mạnh.

Ở một góc độ khác, Th.s, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: Việc quên dao kéo trong bụng bệnh nhân đó là sai sót liên quan tới phẫu thuật viên.

“Đó là dị vật bên ngoài vào. Nếu dị vật đó không di chuyển, không đè ép các nội tạng gây ra các biến chứng, không nhiễm trùng thì nó cứ nằm yên đó cũng giống như các mảnh đạn trong người thương binh. Nếu nó gây biến chứng thì sẽ nguy hiểm”, bác sĩ Cấp chia sẻ.

Về phía Sở Y tế Bắc Kạn, TS. Nguyễn Đình Học – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn nói, đây là tai nạn nghề nghiệp không ai nói trước được. Sự việc xảy ra cách đây 18 năm, lúc đó bệnh viện tỉnh còn rất sơ khai, đội ngũ y, bác sĩ ít. Gần 20 năm đã có nhiều sự đổi khác. Kíp mổ năm xưa cũng có người mất, người nghỉ hưu.

Nếu sự việc đó xảy ra thời điểm này là rất nặng nề còn xảy ra thời điểm đó bản thân TS. Học không đánh giá được.

“Điều quan trọng chúng ta sau khi phát hiện ra phải khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Hai bên cùng thống nhất phương án cho chủ động, mổ phiên để lấy chiếc panh ra chứ cũng không có gì quá căng thẳng”, ông Học đưa ra ý kiến.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.