Hòn đảo bé nhất thế giới này có phần nổi trên mặt nước cao 45 m, chiều dài 46 m và chiều rộng 16 m. Trên hòn đảo có một ngọn hải đăng, chính điều này giúp cho Bishop Rock trở thành hòn đảo nhỏ nhất thế giới có nhà trên đó, theo như ghi nhận của Sách kỉ lục thế giới.
Những mỏm đá xung quanh quần đảo Scilly đã khiến cho rất nhiều con tàu qua đây bị đắm. Trong số đó có con tàu nổi tiếng chở 2.000 người của hạm đội Anh dưới sự chỉ huy của Sir Cloudedley Shovel bị chìm năm 1707 tại đây.
Nguyên nhân của những vụ chìm tàu đó được cho là do thiếu ánh sáng, mà tại thời điểm đó chỉ có duy nhất một ngọn hải đăng cũ kĩ trên quần đảo Scilly làm nhiệm vụ chiếu sáng. Chính vì thế, quyết định xây dựng ngọn hải đăng trên mỏm Bishop Rock được thực hiện.
|
James Walker, kĩ sư chịu trách nhiệm thiết kế ngọn hải đăng lúc bấy giờ, đã cho rằng không thể nào xây dựng một tòa tháp bằng đá granite trên Bishop Rock, bởi vì nơi đây quá nhỏ, trong khi sức gió ở đây lại rất lớn, sẽ đánh bật tòa tháp bất cứ lúc nào.
Chính vì lý do đó nên vào năm 1874, chính quyền đã quyết định xây dựng một ngọn hải đăng được ráp nối bằng ốc vít với tổng chi phí 18.000 USD. Nhiệm vụ đầu tiên là đúc cho ngọn hải đăng một cái chân sắt và vít chặt vào nền đá, nhằm tránh những con sóng có thể ăn mòn lớp đá. Trong vòng hai năm, khối kiến trúc đã hoàn thành và chỉ chờ để lắp thêm thiết bị chiếu sáng. Trước khi nó có thể được sử dụng vào mùa kế tiếp, một cơn gió mạnh ập tới và đánh sập cả công trình vào buổi tối ngày 5 tháng 2 năm 1850.
James Walker đã phớt lờ tin tức này và bắt đầu quay trở lại với ý tưởng sử dụng đá granit. Đó là một nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, bởi vì vùng biển này rất dữ và hòn đảo thì quá nhỏ. Những người thi công phải dựng nhà tạm trên một cù lao không người sinh sống gần đó, và di chuyển qua lại tới hòn đảo mỗi ngày. Tất cả đá granit được mang từ đất liền tới một cái kho dựng trên cù lao và thực hiện ráp hình, đánh số thứ tự trước khi chuyển ra Bishop Rock.
Sau 7 năm tiến hành, cuối cùng tòa tháp cũng hoàn tất vào năm 1858. Những ngày đầu khi mới xây dựng, ngọn hải đăng cao 49 m này phải thắp sáng bằng đèn dầu hỏa, và thậm chí là nến trước đó. Ngày nay, khi công nghệ hiện đại hơn, người ta sử dụng máy phát điện, ắc quy và một sân bay trực thăng xây dựng năm 1976.
Bishop Rock được điều khiển bởi máy móc hoàn toàn từ năm 1991. Người coi giữ ngọn hải đăng cuối cùng đã rời đi vào tháng 12 năm 1992. Ngày nay, ngọn hải đăng có 10 tầng, khách du lịch có thể đến thăm và nghỉ lại đây từ một tới ba tuần.
Theo Thể thao Việt Nam