Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước

Phạm Trọng Tùng

Phạm Trọng Tùng

Thứ 2, 13/02/2023 14:51

Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương đứng sừng sững trên trên ngọn núi thuộc dãy An Phụ, tư thế hiên ngang, toát lên thần thái, khí phách đại diện cho một dân tộc tự cường.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước

Quần thể di tích đền Cao An Phụ, tục được gọi là đền Cao, nằm ở phường An Sinh, Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn khi đến với tỉnh Hải Dương. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 2).

Một điểm tham quan không thể bỏ qua tại di tích này là tượng đài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Trần)- người Anh hùng dân tộc, có công lao to lớn trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ đất nước. Tọa lạc trên một ngọn núi thuộc dãy An Phụ, nằm ở phía trước, dưới chân đền Cao.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 3).

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ý tưởng xây dựng tượng đài Hưng Đạo Đại vương trên núi An Phụ được hình thành. Sau một thời gian khảo sát, nghiên cứu, được các nhà sử học và điêu khắc góp ý; sự nhất trí của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định xây dựng tượng đài Đại vương tại khu di tích An Phụ.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 4).

Ngày 20/8 năm Quý Dậu, tức 5/10/1993, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặt phiến đá đầu tiên tại nơi xây dựng tượng đài Đại Vương đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta quyết định xây dựng tượng đài của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn tại đây, trên núi An Phụ, gần nơi an nghỉ của An Sinh Vương Trần Liễu, một địa điểm không xã Vạn Kiếp và sông Bạch Đằng - một vị trí tuyệt vời”. 

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 5).

Công trình này đã được hoàn thành vào 8/10/1998. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật bằng đá xanh ngoài trời lớn nhất Việt Nam cuối thế kỷ 20 đã được xắc lập kỷ lục Guynes năm 2013 với độ nặng của tượng chừng 200 tấn tương ứng với đỉnh núi cao 200m so với mặt nước biển.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 6).

Tượng Hưng Đạo Đại vương được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hóa, tượng cao 9,7m, đế 3m gồm 65 phiến đá chia làm 8 thớt gia cố bằng lõi bê tông cốt thép, tượng Đại Vương được tạc ở độ tuổi 55-60 tuổi sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến thắng lợi sống trong khung cảnh đất nước thanh bình.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 7).

Bức tượng thể hiện tài năng văn võ song toàn của một người anh hùng dân tộc, mang nhiều nét ý nghĩa về cả văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 8).

Tượng đài Hưng Đạo Đại vương được đặt trên một quả đồi thấp hơn đền cao An Phụ chừng 50m và cách Đền chừng 300m về phía trước – 1 vị trí tự nhiên nhưng lại phù hợp với luân thường đạo lý của người Việt: Cha đứng trên con đứng dưới thấp hơn cha dựa vào cha để được cha bao bọc và che chở.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 9).

Tượng Hưng Đạo Đại vương hướng nhìn về phía Đông, ở tầm cao lồng lộng, như nhắc nhở các thế hệ phải cảnh giác và tự tin, giữ lấy biển trời cùng giang sơn gấm vóc Việt Nam.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 10).

Đức Thánh Trần khoác áo võ quan hiên ngang, tư thế toát lên thần thái, khí phách đại diện cho một dân tộc tự cường.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 11).

Chân dung Hưng Đạo Đại vương quắc thước, nhưng nhân hậu, thể hiện tinh thần tự tin, chí nhân, chí trung, chí hiếu.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 12).

Tay trái của Hưng Đạo Đại vương tì đốc kiếm, biểu hiện sự cảnh giác trước họa xâm lăng.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 13).

Tay phải cầm cuốn thư, thể hiện tầm nhìn chiến lược, văn võ song toàn.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 14).
Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 15).

Bên cạnh bức tượng Hưng Đạo Đại vương là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m được ghép bởi 265 viên gạch. Bức phù điêu đã được xác lập kỷ lục Guynes năm 2013 là bức tranh truyện bằng đất nung ngoài trời dài nhất Việt Nam, tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 16).

Bức phù điêu do những người thợ ở làng Cậy, huyện Bình Giang, Hải Dương tham gia chế tác và nung đốt thủ công bằng rơm dạ 3 lần mới xong.

Dân sinh - Chiêm ngưỡng tượng Đức Thánh Trần trên núi cao nhất cả nước (Hình 17).

Phù điêu còn là bức tường thành vững chắc, chắn mọi luồng gió lạnh từ phương bắc, tạo không gian thiêng liêng cho nhân dân và khách tham quan mỗi khi đến đây thăm viếng.

Phạm Tùng - Mạnh Quốc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.