'Chiến dịch' đặc biệt: Nuôi muỗi để... chống đại dịch Zika

'Chiến dịch' đặc biệt: Nuôi muỗi để... chống đại dịch Zika

Thứ 7, 07/01/2017 08:03

Zika là một trong những đại dịch được đánh giá kinh khủng nhất thế kỷ XXI.

Một nhà côn trùng học ở Trung Quốc đã thực hiện ý tưởng của mình, nuôi muỗi nhằm tiêu diệt loại muỗi Aedes aegypti, nguyên nhân chính dẫn tới lây lan virus Zika.

Cuộc sống xanh - 'Chiến dịch' đặc biệt: Nuôi muỗi để... chống đại dịch Zika

 Kỹ sư Chen Chunping đang đặt các ấu trùng muỗi vào những hộp nhựa.

Theo CNN, nhà máy sản xuất muỗi đặt trong khuôn viên đại học Sun Yat-Sen, tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc). Đây thực chất là một phòng thí nghiệm lớn trong khuôn khổ hợp tác giữa trường và đại học Michigan (Mỹ). Hiện quy mô nhà máy sản xuất muỗi rộng hơn 325m2, nơi đây có hàng trăm chiếc khay, mỗi khay có khoảng 6.000 ấu trùng muỗi.

Với những ai lần đầu bước vào trung tâm sẽ bị “sợ” bởi căn phòng sặc mùi gan bò được băm nhuyễn để làm thức ăn cho những sinh vật nhỏ bé này. Chủ nhiệm dự án này là nhà côn trùng học Zhiyong Xi, giảng viên tại đại học Michigan.

“Chúng tôi đang xây dựng dự án để sản xuất những con muối tốt chống lại những con muỗi xấu. Nếu dự án thành công sẽ giúp Trung Quốc và nhiều nước khác thoát khỏi bệnh dịch Zika và sốt xuất huyết”, ông Zhiyong Xi cho hay.

Nhà sinh vật học giải thích thêm, những con muỗi trị bệnh là những ấu trùng muỗi ngay ở giai đoạn đầu đã được cấy kháng khuẩn Wolbachia khiến chúng không thể sinh sản được. Sau thời gian nuôi cấy, ấu trùng này sẽ thành muỗi trưởng thành và được thả vào môi trường tự nhiên để dần dần triệt tiêu khả năng sinh sôi nảy nở của muỗi truyền virus gây bệnh Zika và sốt xuất huyết.

Chen Chunping, người đứng đầu chương trình nuôi dưỡng muỗi của nhà máy cho biết: “Việc sản xuất muỗi hàng loạt là một nhiệm vụ không dễ chút nào. Chúng tôi bắt đầu bằng việc dùng kính hiển vi để cấy vi khuẩn Wolbachia vào trứng muỗi để tạo nên thế hệ muỗi nhiễm khuẩn đầu tiên”.

Theo Chunping, những con muỗi “tiên phong” sẽ không được thả ra môi trường mà được nuôi lớn, đẻ trứng, rồi trứng đó được nuôi trong các khay chứa nước cho đến khi chúng biến thành ấu trùng. Sau đó, các nhà nghiên cứu tách riêng ấu trùng đực và ấu trùng cái. Ấu trùng cái sẽ bị loại bỏ, còn ấu trùng đực được đựng trong hộp nhựa và nuôi lớn.

Hiện các nhà khoa học đã đem muỗi đực ra thả ở đảo Shazai, một làng 1.900 dân cách trung tâm nghiên cứu 60km. Các chuyên gia sẽ sống cùng dân làng để quản lý và đánh giá việc sinh sôi nảy nở của muỗi. Muỗi mang kháng khuẩn Wolbachia sẽ dần tiêu diệt những muỗi trong tự nhiên (không mang Wolbachia), tiêu diệt muỗi gây bệnh.

Cuộc sống xanh - 'Chiến dịch' đặc biệt: Nuôi muỗi để... chống đại dịch Zika (Hình 2).

 ết quả bước đầu của trung tâm nuôi cấy muỗi cho thấy, loài muỗi mang kháng khuẩn Wolbachia đã thay thế 96% muỗi (có khả nặng gây bệnh) trên đảo. 

Thông báo kết quả bước đầu của trung tâm nuôi cấy muỗi cho thấy, loài muỗi mang kháng khuẩn Wolbachia đã thay thế 96% muỗi (có khả nặng gây bệnh) trên đảo. 

Với 1 triệu USD hỗ trợ từ cơ quan Phát triển y học quốc tế của Mỹ, tôi dự định xây dựng nhà máy muỗi tương tự ở Mexico vào tháng 3 năm nay. Xa hơn, chương trình này sẽ nhân rộng tại Brazil và Colombia, nơi đại dịch Zika đang phát triển mạnh”, nhà sinh vật học Xi nói.

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã mời Zhiyong Xi cùng cộng sự của ông tới phổ biến phương pháp này. Tuy nhiên, Raman Velayudhan, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm công tác tại Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ sự nghi ngờ khi, muỗi trong tự nhiên có sức chống chịu cao, không dễ bị tiêu diệt trên diện rộng.

 “Một cá thể muỗi tự nhiên có thể đẻ 150 trứng mỗi ngày với tuổi thọ gấp 10 lần muỗi mang kháng khuẩn Wolbachia. Làm thế nào họ có thể mở rộng quy mô và phương pháp kiểm sóat”, chuyên gia Velayudhan quan ngại.

 

Phương Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.