Chiến dịch lính đánh thuê đột kích bờ biển Venezuela: Ai đứng sau, vì sao thất bại?

Chiến dịch lính đánh thuê đột kích bờ biển Venezuela: Ai đứng sau, vì sao thất bại?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 12/05/2020 12:22

Một nhóm lính đánh thuê từ Mỹ có ý định bắt cóc Tổng thống Nicolas Maduro đã bị bắt giữ ngay khi vừa đột kích vào bờ biển Venezuela. Mọi kịch bản xâm lược đều được lực lượng quân đội Venezuela lên kế hoạch khắc chế.

Tiêu điểm - Chiến dịch lính đánh thuê đột kích bờ biển Venezuela: Ai đứng sau, vì sao thất bại?

Lực lượng Venezuela đã chuẩn bị trước mọi kế hoạch xâm lược từ bờ biển.

Hôm 3/5, quân đội Venezuela tuyên bố đã ngăn chặn “Chiến dịch Gideon" của tập đoàn tư nhân Silvercorp (Mỹ), bắt giữ hai lính đánh thuê công dân Mỹ là Luke Alexander Denman và Airan Berry, cùng với 11 chiến binh khác.

Các nhà phân tích Venezuela đã thảo luận về việc Mỹ có đứng sau cuộc đột kích bất thành này không và lý giải tại sao nỗ lực phá hoại Venezuela lại thất bại.

Nhà Trắng và Guaido có tham gia vào cuộc đột kích?

Tuần trước, truyền thông Venezuela đã phát đi lời thú tội của lính đánh thuê Luke Alexander Denman. Theo Denman, nhóm quân của mình đã lên kế hoạch bắt cóc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và dự tính đưa ông đến Mỹ.

Trước đó, CEO của Silvercorp là Jordan Goudreau đã nhận trách nhiệm về cuộc đột kích nói trên. Nhân vật này cho biết, Chiến dịch Gideon được khởi động ở Colombia, nhằm kích động một cuộc nổi loạn chống lại chính quyền hợp pháp của Tổng thống Maduro và bắt giữ các quan chức cấp cao của Venezuela.

Theo một thông tin được tiết lộ gần đây, Goudreau bị cáo buộc đã ký hợp đồng trị giá 213 triệu USD với lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido vào tháng 10/2019, điều mà Guaido đã kịch liệt phủ nhận.

Một bản sao của hợp đồng đã được nhà báo người Venezuela đăng tải. Tuy nhiên, theo CEO của Silvercorp, nhà lãnh đạo đối lập Guaido đã không trả một xu nào cho công việc này.

Washington cũng đã bác bỏ mọi liên quan đến cuộc đột kích hải quân của nhóm lính đánh thuê đến từ Silvercorp. Tuy nhiên, thành viên Barbara Boland của đảng Bảo thủ Mỹ cho rằng ít nhất một số quan chức hiện tại và cựu quan chức Nhà Trắng có thể biết về hoạt động này, trích dẫn một bài đăng của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton đăng vào đêm trước cuộc đột kích. Trong đó, ông Bolton đã viết những dòng chữ ẩn ý: “Bình minh đang đến với Venezuela một lần nữa”.

Bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ, giới phân tích Venezuela vẫn tin rằng cuộc đột kích của nhóm lính đánh thuê được hậu thuẫn bởi các lực lượng chính trị nước Mỹ và đồng minh.

Tiến sĩ Angel Rafael Tortolero Leal, giáo sư tại Đại học Thử nghiệm Đại học Thực nghiệm Quốc gia Venezuela cho rằng, hành động xâm nhập này lợi dụng tình cảnh phong tỏa kinh tế và các cuộc tấn công chính trị của Washington chống lại Venezuela trong bối cảnh đại dịch virus corona.

"Venezuela đã phải đối mặt với một cuộc xâm lược mới từ Mỹ", Miguel Jaimes, nhà phân tích chính trị Venezuela nhấn mạnh. Theo ông, Mỹ từ trước đến nay vẫn được biết là quốc gia thường xuyên sử dụng các tổ chức lính đánh thuê tư nhân để thực hiện các công việc mờ ám, đề cập đến Blackwater, một công ty quân sự tư nhân khét tiếng hoạt động tại các khu vực chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Tại sao "Chiến dịch Gideon" không thành công?

Tiêu điểm - Chiến dịch lính đánh thuê đột kích bờ biển Venezuela: Ai đứng sau, vì sao thất bại? (Hình 2).

Nhóm lính đánh thuê từ công ty Mỹ bị Venezuela bắt giữ.

Miguel Jaimes cho rằng, sự can thiệp của Mỹ vào Venezuela có thể có hai lý do: Thứ nhất, phe đối lập Venezuela cho đến nay đã không đạt được bất kỳ tiến bộ hữu hình nào trong việc nắm quyền lực. Thứ hai, những người đứng sau chiến dịch dường như tin rằng quân đội và người dân Venezuela sẽ ủng hộ cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Maduro.

Theo ông, lính đánh thuê và lực lượng hậu thuẫn ở Colombia, Mỹ và phe đối lập Venezuela đã tự lừa dối bản thân khi nghĩ rằng Venezuela là một quốc gia thất bại và dễ dàng lật đổ.

"Venezuela từ lâu đã cảnh giác tối đa", ông nhấn mạnh. "Venezuela đã nghiên cứu tất cả các kịch bản có thể, bao gồm cả hành vi xâm phạm chủ quyền bởi một nhóm lính đánh thuê từ bên ngoài. Hành động như vậy không khiến lực lượng an ninh Venezuela bất ngờ. Chúng tôi đã phân tích kỹ lưỡng các kịch bản can thiệp từ nước ngoài bằng các biện pháp bạo lực hạ bệ chính phủ. Từ ám sát, phá hoại, cho đến mua chuộc các quan chức cấp cao", Miguel Jaimes nói thêm.

Đã có sự phối hợp giữa tất cả các thành phần của lực lượng vũ trang Venezuela, các cơ quan tình báo và cư dân trên bờ biển của đất nước đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước cuộc xâm lược của lính đánh thuê, nhà phân tích chỉ ra.

"Vùng ven biển phía Bắc của Venezuela rất rộng lớn với nhiều khu dân cư nhỏ. Chính vì vậy những người dân ở đây có sự liên kết rất khăng khít với nhau”, chuyên gia Miguel Jaimes giải thích lý do tại sao các hoạt động bí mật không thể không gây chú ý.

Ông không loại trừ rằng cuộc đột kích hải quân vừa bị triệt phá chỉ là khúc dạo đầu cho các hoạt động lớn hơn chống lại Venezuela. Tuy nhiên, với nỗ lực ra quân đầu tiên thất bại đã khiến Mỹ và phe đối lập Venezuela gặp bất lợi lớn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.