Chiến sự Libya đi vào hồi kết, Nga "tất thắng" với chiến lược "ai trả giá cao nhất"?

Chiến sự Libya đi vào hồi kết, Nga "tất thắng" với chiến lược "ai trả giá cao nhất"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 13/07/2019 19:00

Người Nga không thực sự nghiêng về tướng Haftar hay Chính phủ GNA trong cuộc xung đột ở Tripoli. Dù cuộc chiến kéo dài và thắng bại thuộc về ai, Moscow vẫn cảm thấy mình là người chiến thắng.

Tiêu điểm - Chiến sự Libya đi vào hồi kết, Nga 'tất thắng' với chiến lược 'ai trả giá cao nhất'?

Tướng Khalifa Haftar.

Trong ba tháng qua, các nhà ngoại giao Nga đã không đưa ra một tuyên bố cụ thể nào về lập trường của mình đối với chiến dịch tấn công Tripoli của tướng Khalifa Haftar.

Hai ngày sau khi cuộc tấn công bắt đầu, Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố, Nga chống lại mọi nỗ lực "chỉ buộc tội" cho một bên trong sự leo thang ở Tripoli.

Đồng thời, khi được hỏi liệu Moscow có ủng hộ tướng Haftar hay không, ông trả lời rằng Nga ủng hộ "tất cả các lực lượng chính trị ở Libya để họ cùng thống nhất với nhau và không để ai áp đặt bất cứ điều gì".

Tuy nhiên, Nga đã thực hiện một trong động thái ngoại giao mà giới quan sát cho rằng đó là sự ủng hộ dành cho tướng Haftar.

Vào ngày 7/4, Nga đã chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong đó lên án cuộc tấn công Tripoli của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar lãnh đạo.

Moscow tin rằng nghị quyết này không thể chỉ đổ lỗi cho một bên trong cuộc xung đột mới nhất ở Libya mà còn phải "gọi tên" cả Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách tin rằng bước đi này là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhưng Điện Kremlin vẫn không sẵn sàng “đốt cháy” quan hệ với tướng Haftar, thậm chí còn mở rộng sự ủng hộ trong mức độ có thể, chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Mỹ - Yury Barmin từ Moscow Policy Group đánh giá.

Chiến lược “Ai trả giá cao nhất”

Khi chiến dịch của tướng Haftar ngày càng thể hiện rõ ràng là nó sẽ không mang lại một chiến thắng nhanh chóng, lập trường của Nga đối với Libya đã được thể hiện như một chiến lược mơ hồ.

Nhìn thấy một số quốc gia nước ngoài bị kéo vào cuộc xung đột ở Tripoli, bao gồm Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE, Điện Kremlin đã đưa ra một quyết định chiến lược là không tham gia vào một cuộc chiến mà về cơ bản nó chỉ là một trò chơi có tổng bằng không, chuyên gia Barmin nêu quan điểm.

Không giống như Ai Cập và UAE, Nga không quan tâm đến việc chủ động can thiệp vào cuộc tấn công Tripoli thay mặt cho tướng Haftar. Cùng với đó, các nhà hoạch định chính sách ở Moscow vừa ủng hộ cũng vừa tính toán cân nhắc đối với nhân vật này.

Điều này xoay quanh 3 lý do:

Đầu tiên, Nga thấy rằng cơ cấu điều hành ở phía Đông đất nước như LNA là hợp pháp như Chính phủ Hiệp định quốc gia được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Thứ hai, bộ Quốc phòng Nga thích giao dịch với một quân nhân như tướng Haftar ở Libya. Thứ ba, trong trường hợp tướng Haftar thành công trong việc kiểm soát Công ty Dầu khí Quốc gia (NOC), Moscow sẽ có thể gặt hái những lợi ích từ việc ủng hộ nhân vật này.

Và kể cả nếu điều đó không xảy ra, với cuộc chiến với Tripoli kéo dài khiến cả hai đều tổn thương, Moscow vẫn tự coi mình là người chiến thắng.

Tiêu điểm - Chiến sự Libya đi vào hồi kết, Nga 'tất thắng' với chiến lược 'ai trả giá cao nhất'? (Hình 2).

Các cuộc gặp giữa Chính phủ GNA với Nga đã không thành.

Theo đó, Nga hy vọng rằng sự thất bại của tướng Haftar trong chiến dịch tiếp quản phía Tây Libya sẽ khiến nhân vật này “biết mình biết ta” và chịu hợp tác hơn, trong khi đó một Tripoli bị dồn vào đường cùng sẽ phải nghiêm túc hơn với Chính phủ Nga.

“Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, Điện Kremlin thấy mối quan hệ của mình với Chính phủ Hiệp định quốc gia và tướng Haftar ở thời điểm hiện tại hoàn toàn là sự giao dịch, có nghĩa là họ sẵn sàng mở rộng hỗ trợ cho ai trả giá cao nhất”, chuyên gia Barmin viết trên Al Jazeera.

Cả hai thế lực chính trị ở Libya đã nỗ lực sắp xếp các cuộc họp cấp cao với lãnh đạo Nga, nhưng cho đến nay Điện Kremlin vẫn giữ một khoảng cách nhất định.

Phía tướng Haftar đã yêu cầu các cuộc họp với Ngoại trưởng Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu hai lần kể từ tháng 4, nhưng những gì họ đạt được chỉ là một chuyến thăm riêng tư cho vị tướng vào cuối tháng 5.

GNA thậm chí còn kém may mắn hơn trong nỗ lực giành chiến thắng trước Moscow. Điều này được cho là xuất phát từ thực tế mối quan hệ giữa hai Chính phủ đã không thoải mái trong một thời gian.

Các nguồn tin tiết lộ rằng trong hội nghị tại Palermo về Libya vào tháng 11/2018, Thủ tướng GNA Fayez Serraj đã bày tỏ sự không hài lòng với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev về việc Nga tiếp tục ủng hộ cho tướng Haftar ở Libya...

Các nguồn tin tại Moscow cho biết, hai bên vẫn đang tìm hiểu chi tiết về các thỏa thuận thương mại cũng như đấu tranh để hoàn tất việc trả lại hai thủy thủ Nga đã bị kết án 3 năm tù ở Tripoli vào năm 2018, tất cả đều cần phải được giải quyết trước khi Điện Kremlin có thể thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh khác.

Mặc dù Libya không phải là ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của Nga tại thời điểm này, Điện Kremlin thấy cần phải duy trì sự tham gia phù hợp với bối cảnh.

Hy vọng từ lâu của tướng Haftar về việc Nga sẽ can thiệp quân sự cùng với UAE đang được coi là sự mơ mộng không thực tế.

Hiện tại, quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là vũ khí mạnh nhất mà Moscow sẵn sàng sử dụng để ủng hộ tướng Haftar, chuyên gia Barmin nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Điện Kremlin tiếp tục ủng hộ vị tướng này trong bao lâu sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào việc tướng Haftar có thất bại hay chiến thắng, mà là phụ thuộc vào những gì GNA ở Tripoli sẵn sàng làm để giành được sự ủng hộ từ Moscow.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.