Syria làm giàu khả năng chiến đấu của Israel?
Hàng loạt các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Iran và Hezbollah ở Syria đã được Israel thực hiện trong những năm qua. Và tất nhiên, phòng không Syria đã phản công quyết liệt.
Bảy năm trước, cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện vào tháng 4/2013, khiến phòng không Syria phải phóng ít nhất khoảng 700 tên lửa nhằm vào các máy bay chiến đấu của Israel.
Khi đó, tên lửa đã bắn hạ máy bay chiến đấu F-16. Phi công lái F-16 bị thương và được đưa đến viện Israel điều trị. Sự vụ xảy ra vào năm 2018, khi máy bay phản lực đang bay ở Bắc Israel để bảo vệ chiếc ô tô của chỉ huy Iran.
Thông thường, người Syria thường khai hỏa khoảng 100 tên lửa mỗi năm nhằm vào máy bay của lực lượng phòng vệ Israel. Điều này có nghĩa lực lượng phòng không của Syria đã phải đối diện với loạt hàng rào bảo vệ các máy bay trên không phận này.
Bởi lẽ bầu trời Syria không chỉ chứa đầy tên lửa của quốc gia Trung Đông này mà còn có của lực lượng lớn không quân Mỹ, Anh, Pháp cùng máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khủng bố.
Nhưng cũng vì điều này mà vô tình lực lượng không quân Syria đã làm giàu khả năng nhận dạng, điều động, trốn tránh của lực lượng Israel. Lò tên lửa khổng lồ của Syria đã tạo điều kiện cho Israel xây dựng bí quyết và chuyên môn tốt hơn về lĩnh vực này.
3 khả năng bất ngờ
Các tên lửa của Syria tương đối lỗi thời. Nhưng điều này không cản trở sự phát triển ngoạn mục của lực lượng phòng không Israel.
Lực lượng không quân Israel đã trau dồi và phát huy tốt khả năng chiến đấu của F-35 mặc thực tế Syria đã kích hoạt hệ thống phòng thủ S-300.
Tháng 9/2018, hệ thống phòng không của Syria đã bắn nhầm máy bay do thám Nga khi đang trên đường tới căn cứ Nga ở Latakia, Syria.
Lực lượng Syria nhầm tưởng máy bay Nga chính là máy bay Israel đang chuẩn bị tấn công vào các căn cứ Iran ở Syria. Nga khi đó cáo buộc Israel dùng chiến thuật núp sau máy bay Nga để tránh đòn tấn công và gây thiệt hại cho Moscow.
Dù Israel phủ nhận cáo buộc của Nga nhưng Moscow vẫn quyết thiết lập cơ chế giảm xung đột mới giữa hai lực lượng đồng thời cung cấp cho Syria hệ thống phòng thủ S-300.
Các chuyên gia quân sự Syria được điều tới Nga học cách vận hành S-300. Sau đó, Moscow huấn luyện kỹ thuật cho Syria để vận hành hệ thống phòng thủ này trên đất Syria.
Tuy nhiên, khoảng 20 tháng qua, chưa một tên lửa nào từ S-300 được phóng nhằm ngăn chặn hay tấn công máy bay của lực lượng Israel.
Điều này có thể bắt nguồn từ 3 nguyên nhân:
Thứ nhất, S-300 nằm dưới sự quản lý chung của các cố vấn và nhà điều hành Nga, những người đang chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các nút điều hành.
Nguyên nhân thứ 2 có thể là các cố vấn này sẽ không cho phép quân đội của Tổng thống Assad phóng tên lửa. Năm 2015, Điện Kremlin đã thông qua kế hoạch tăng cường triển khai 1000 binh sĩ cùng máy bay và hệ thống phòng thủ S-400, tàu chiến để tránh lãng phí tiền bạc, công sức của chính quyền ông Assad khi đối đầu với nội chiến.
Mặt khác, Moscow cũng muốn tìm cách ổn định Syria. Nga muốn tận dụng sự hỗ trợ của Iran, hợp tác với chính quyền ông Assad để đẩy lùi lực lượng phiến quân, khủng bố. Đồng thời, Nga cũng muốn giảm sự can dự của Israel vào Syria.
Tuy nhiên, Nga cũng nhắm mắt làm ngơ trước các cuộc tấn công của Israel và bằng cách này đã khuấy động các chiến dịch với Iran. Giống như Israel, Nga cũng mong muốn thấy lực lượng quân đội Iran, dân quân người Shi’ite và Hezbollah giảm can dự vào Syria.
Lý do thứ 3 khiến S-300 cho đến nay vẫn án binh bất động trước các cuộc tấn công vào bầu trời Syria có thể là mối lo ngại của Nga: Nếu S-300 được kích hoạt mà lại nhắm không trúng mục tiêu kẻ thù thì khả năng vượt trội về công nghệ vốn được nhắc đến ở vũ khí này sẽ làm nhà sản xuất mất uy tín.