Chiến thắng ít biết của Nga ở Syria và đòn bẩy đưa Moscow đến uy quyền “có một không hai”

Chiến thắng ít biết của Nga ở Syria và đòn bẩy đưa Moscow đến uy quyền “có một không hai”

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 23/02/2020 20:00

Ngày càng thấy rõ người chiến thắng duy nhất nổi lên sau nhiều năm ở nội chiến Syria đó chính là Nga.

Theo Dailysabah, trong cuốn sách xuất bản năm 2007, tác giả Andrej Kreutz đã đặt ra  nhiều câu hỏi thú vị. Dù cho Nga là người chơi quan trọng ở Trung Đông kể từ sau chiến tranh Lạnh nhưng ảnh hưởng lớn của nước này trong khu vực chỉ tăng lên đáng kể khi Tổng thống Syria Assad mời Moscow tham gia cuộc nội chiến Syria năm 2015.

Không giống như với các biên giới tự nhiên của mình ở phía Bắc, chính sách đối ngoại của Nga xem biên giới phía Nam của mình với Georgia như là gót chân Achilles khi mà khu vực này bị chia cắt giữa các nước ủng hộ Xô Viết và các đồng minh của NATO suốt thời chiến tranh Lạnh.

Còn với Syria, bản thân nước này đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nga kể từ thời Liên Xô khi Liên Xô tăng cường quan hệ với các nước Ả Rập hồi đầu những năm 1960.

Tiêu điểm - Chiến thắng ít biết của Nga ở Syria và đòn bẩy đưa Moscow đến uy quyền “có một không hai”

Tổng thống Nga Putin 

Vào năm 2001, sau cuộc tấn công của khủng bố hôm 11/9/2001 vào Washington, Mỹ quyết định hướng mục tiêu sang Trung Đông và điều này khiến Nga có chút hoang mang vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, Mỹ đã không thành công ở Trung Đông.

Mỹ tỏ ra thiếu hiểu biết về chính trị khu vực Trung Đông. Cựu Tổng thống Mỹ Obama từng hứa đưa ra chính sách xoay trục quanh Trung Đông nhưng rồi khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, mọi chính sách về Trung Đông lại đi theo hướng khác.

Mỹ ngày một ít có các hoạt động ở Trung Đông hơn kể từ năm 2009. Mỹ không sẵn lòng giải quyết các vấn đề của khu vực với vai trò của một siêu cường. Trong khi đó, Nga lại vui vẻ lấp đầy khoảng trống quyền lực mà Mỹ để lại trong thập kỷ qua.

Là người chơi đầy khôn ngoan trong cuộc nội chiến ở Syria, Nga hiện nắm được quyền kiểm soát các cuộc xung đột lâu dài ở Trung Đông cũng như tỏ ra có khả năng thay đổi và cải tổ quyền lực giữa các bên liên quan cho phù hợp với lợi ích của nước này.

Chẳng hạn, bằng cách hỗ trợ Tổng thống Assad ở Syria, Moscow cũng đồng ý để Iran hiện diện ở quốc gia Trung Đông và điều này khiến Israel lo lắng.

Trong khi đó, Nga cũng nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Israel trong lĩnh vực hợp tác an ninh và năng lượng. Các mối quan hệ chằng chịt này mang đến không ít phức tạp.

Tầm quan trọng của Syria với Nga

Nga có đặt căn cứ hải quân trên bờ biển Syria, cảng Tartus từ năm 1971. Tuy nhiên, sau năm 2015, Nga đã hiện đại hóa và mở rộng thiết bị quân sự ở cảng này cùng với việc gia cố căn cứ không quân ở căn cứ Hmeimim ở Đông Syria.

Phần thưởng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến Syria với Nga là mục tiêu có được cảng nước ấm trên Địa Trung Hải.

Cơ hội lớn này đã mang đến cho Moscow khả năng can thiệp trực tiếp vào nền chính trị Trung Đông ở mọi cấp độ mà không cần đến thỏa thuận quốc tế hay tham khảo ý kiến các cường quốc thế giới khác.

Bù đắp cho việc Nga hỗ trợ chính quyền ông Assad, Moscow được trao thêm quyền ở căn cứ của mình tại Syria. Nga đã xây dựng, hiện đại hóa và biến chúng thành căn cứ quân sự vĩnh viễn của mình.

Ngoài căn cứ không quân Hemeimim và cơ sở hải quân ở Tartus, cuối năm 2019, Nga cũng bắt đầu sử dụng căn cứ Qamishli.

Ngoài các căn cứ quân sự, Moscow đã cử tàu sân bay đô đốc Kuznetsov đến ném bom vào các mục tiêu khủng bố ở Idlib và tỉnh Homs hồi năm 2016. Động thái này như thông điệp cho thấy Moscow rất coi trọng cuộc nội chiến ở Syria.

Ngày càng thấy rõ người chiến thắng duy nhất nổi lên sau nhiều năm ở nội chiến Syria đó chính là Nga.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.